Theo dõi đường huyết hàng ngày là điều cần thiết để quản lý cả bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2, tuy nhiên phương pháp hiện tại- chích ngón tay- là phương pháp xâm lấn và có thể trở nên nặng nề với tần suất cần thực hiện.
(VLO) Theo dõi đường huyết hàng ngày là điều cần thiết để quản lý cả bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2, tuy nhiên phương pháp hiện tại- chích ngón tay- là phương pháp xâm lấn và có thể trở nên nặng nề với tần suất cần thực hiện.
Một nghiên cứu mới do nghiên cứu sinh TS. Wenyu Gao (Khoa Hóa học, ĐH Waterloo), khám phá việc sử dụng nước bọt thay vì máu để theo dõi mức độ glucose.
Gao đã phát triển một nguyên mẫu cảm biến sử dụng vật liệu nano đồng để kiểm tra lượng đường trong mẫu nước bọt.
Mặc dù nước bọt chứa nhiều thành phần cần được tách ra trước khi xét nghiệm, độ chính xác của cảm biến dựa trên nước bọt là hơn 95% khi so sánh với kết quả của hệ thống theo dõi đường huyết thương mại.
Cảm biến vật liệu nano đồng được gắn trên một dải cơ sở làm bằng tấm graphene. Graphene là một vật liệu carbon rẻ tiền thường không phản ứng với các hợp chất khác.
Gao nói: “Các dải graphene mỏng và mềm giống như giấy, vì vậy có thể đặt các vật liệu lên trên nó vẫn mềm dẻo. Đó là một chất nền đầy hứa hẹn trong cảm biến sinh học”.
Ngoài việc giảm bớt cơn đau liên quan đến lấy mẫu máu, một lợi thế khác vật liệu nano so sản phẩm thương mại dựa trên các enzym như glucose oxidase là giới hạn thời hạn sử dụng chỉ trong vài tháng. Enzyme là chất xúc tác sinh học dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của môi trường khiến chúng mất hoạt tính, vật liệu nano có thể tồn tại lâu hơn.
CHIÊU HÂN (nguồn: Phys.org)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin