NASA chia sẻ hình ảnh vệ tinh về núi lửa ngầm Fukutok-Okanoba của Nhật Bản khi luồng khí và hơi nước từ độ sâu 24m dưới bề mặt phun trào đến bên dưới tầng bình lưu.
Cảnh núi lửa ngầm phun trào hình thành đảo mới ở Thái Bình Dương được vệ tinh ghi lại. Ảnh: NASA |
NASA chia sẻ hình ảnh vệ tinh về núi lửa ngầm Fukutok-Okanoba của Nhật Bản khi luồng khí và hơi nước từ độ sâu 24m dưới bề mặt phun trào đến bên dưới tầng bình lưu.
Hình ảnh do vệ tinh địa tĩnh của Nhật Bản Himawari 8 và cảm biến trên vệ tinh Landsat 8 của NASA ghi lại khoảnh khắc sau vụ núi lửa ngầm phun trào ngày 13/8.
Tro núi lửa phun cao gần 16km so với mực nước biển trong vụ phun trào và tiếp tục tới vài ngày sau đợt phun trào ban đầu.
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản thời điểm đó ra thông cáo cho biết, "vụ phun trào lớn đến mức không thể quan sát được ở gần" và kêu các tàu, máy bay thận trọng điều hướng khỏi khu vực.
Hai ngày sau vụ phun trào và khi tro bụi tan đi, lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản xác định có một hòn đảo mới hình thành nên đặt tên là Niijima, hay "hòn đảo mới".
Andrew Tupper, nhà khí tượng học của Natural Hazards Consulting, chuyên gia về các mối nguy hiểm hàng không, nhận định: "Điều đáng chú ý về vụ phun trào này là nó đi thẳng từ một sự kiện ngầm thành một đám mây phun trào vươn đến ranh giới thấp của tầng bình lưu".
Đảo mới hình thành ở Nhật Bản sau khi núi lửa ngầm phun trào. Ảnh: NASA |
Chuyên gia Tupper lưu ý, điều này vốn không phổ biến với dạng núi lửa ngầm. Các chuyên gia thường thấy các dòng phun trào từ núi lửa ngầm vươn đến các tầng thấp hơn.
Núi lửa Fukutok-Okanoba cũng để lại dấu ấn trên mặt biển với một đường viền đảo mới ở miệng núi lửa.
Trước đây, núi lửa này từng phun trào tạo ra tro bụi phù du cùng đá bọt núi lửa nhưng nhanh chóng bị xói mòn sau khi hình thành. NASA cũng chưa biết đảo mới hình thành sau vụ phun trào núi lửa ngầm sẽ tồn tại trong bao lâu.
Những vụ phun trào núi lửa Fukutoku-Okanoba trước đây đã chứng minh rằng, cấu trúc mới hình thành chỉ là tạm thời. Những hòn đảo từng xuất hiện năm 1904, 1914 và 1986 đều bị xói mòn.
Đá bọt hình thành sau khi núi lửa ngầm phun trào. Ảnh: NASA |
Đảo Niijima có tồn tại được hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thời gian vụ phun trào kéo dài bao lâu và loại đá được bao phủ cuối cùng.
Sự xuất hiện của đảo mới trong khu vực cũng không phải là điều chưa từng có tiền lệ, theo Daily Mail.
Năm 2013, một vụ phun trào núi lửa ngầm đã hình thành một hòn đảo mới cách đảo Nishinoshima 400m. Khi được phát hiện vào ngày 20.11.2013, hòn đảo có kích thước 150×80m. Một hòn đảo ở Iceland hình thành theo cách tương tự vào năm 1963.
Theo THANH HÀ/Báo điện tử Lao động
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin