Trong dịch COVID-19 hiện nay, các tấm chắn bằng thủy tinh dường như xuất hiện ở khắp mọi nơi- giải pháp ngăn chặn sự lây truyền của vi rút. Tuy nhiên, chúng chưa thực sự hoàn hảo. Thay vì giữ các giọt hô hấp và bọt khí chứa đầy vi rút, các tấm ngăn bằng thủy tinh chỉ đơn thuần làm chệch hướng, khiến chúng văng ra xa nhưng vẫn còn trong không khí.
Trong dịch COVID-19 hiện nay, các tấm chắn bằng thủy tinh dường như xuất hiện ở khắp mọi nơi- giải pháp ngăn chặn sự lây truyền của vi rút. Tuy nhiên, chúng chưa thực sự hoàn hảo. Thay vì giữ các giọt hô hấp và bọt khí chứa đầy vi rút, các tấm ngăn bằng thủy tinh chỉ đơn thuần làm chệch hướng, khiến chúng văng ra xa nhưng vẫn còn trong không khí.
Để tăng cường chức năng của các “hàng rào bảo vệ” này, các nhà nghiên cứu ĐH Northwestern vừa phát triển một loại vật liệu trong suốt mới có thể thu giữ các giọt và bọt khí, loại bỏ chúng khỏi không khí một cách hiệu quả.
Vật liệu này là một chất lỏng nhớt trong suốt, với thành phần chính là polyme polyelectrolyte, có thể được sơn lên bất kỳ bề mặt nào, bao gồm nhựa, thủy tinh, gỗ, kim loại, thép không gỉ, bê tông và hàng dệt mà không làm hỏng hoặc đổi màu vật liệu ban đầu. Khi các giọt hô hấp chạm với bề mặt được tráng, chúng sẽ dính vào đó, bị hấp thụ và khô lại. Lớp phủ này cũng tương thích với các vật liệu kháng vi rút và kháng khuẩn, vì vậy các chất khử trùng, chẳng hạn như đồng, có thể được thêm vào. Nếu được phủ trên các tấm chắn bằng thủy tinh, nó cũng không cần phải được làm sạch thường xuyên như những tấm chắn không được phủ.
Jiaxing Huang- tác giả chính nghiên cứu- cho biết. “Hiện tại, các tấm ngăn bằng kính plexiglass là thiết bị làm lệch hướng các giọt nước bắn ra. Nếu một bề mặt thực sự có thể bẫy các giọt nước, thì mỗi giọt nước được loại bỏ một cách hiệu quả khỏi không khí bên ngoài, trong nhà sẽ là một loại bỏ thành công nguồn lây truyền tiềm năng”.
TUYẾT HUỲNH (nguồn: Phys.org)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin