Ngày 8/12, một khoang nhỏ của tàu thăm dò vũ trụ Hayabusa2 chở mẫu đá và bụi từ tiểu hành tinh Ryugu đã quay trở về Nhật Bản sau 6 năm thực hiện sứ mệnh nghiên cứu nguồn gốc sự sống và sự tiến hóa của Hệ Mặt Trời.
Ngày 8/12, một khoang nhỏ của tàu thăm dò vũ trụ Hayabusa2 chở mẫu đá và bụi từ tiểu hành tinh Ryugu đã quay trở về Nhật Bản sau 6 năm thực hiện sứ mệnh nghiên cứu nguồn gốc sự sống và sự tiến hóa của Hệ Mặt Trời.
Thu hồi khoang chứa mẫu vật từ tiểu hành tinh Ryugu được tàu Hayabusa-2 thả xuống Trái Đất tại vùng sa mạc ở miền Nam Australia ngày 6/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN |
Hai ngày sau khi đáp xuống sa mạc của Australia, khoang tàu này đã được vận chuyển bằng máy bay tới sân bay Haneda ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản, sau đó tiếp tục hành trình bằng ô tô tới trụ sở của Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) ở tỉnh Kanagawa.
Phó Chủ tịch JAXA, Hitoshi Kuninaka, cho biết các mẫu đất thu thập được trên tiểu hành tinh Ryugu đang được bảo quản trong môi trường an toàn và sẽ được "phân tích kỹ lưỡng". Tiểu hành tinh Ryugu nằm cách Trái Đất khoảng 300 triệu km.
Theo kế hoạch, vào đầu tuần tới, JAXA sẽ mở khoang chứa mẫu vật của tàu Hayabusa2 trong môi trường chân không tại một cơ sở đặc biệt để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm tạp khuẩn.
Tháng 12/2014, tàu Hayabusa2 được phóng tại trung tâm vũ trụ Tanegashima của Nhật Bản với nhiệm vụ tìm kiếm manh mối về sự hình thành của Hệ Mặt Trời và nguồn gốc của sự sống. Lớp đất đá dưới bề mặt của tiểu hành tinh Ryugu, không bị tác động bởi sức nóng của Mặt Trời, được cho là vẫn giữ được nguyên trạng kể từ khi Hệ Mặt Trời hình thành 4,6 tỷ năm trước.
Theo Thúc Anh (TTXVN)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin