Các nhà nghiên cứu ĐH Columbia (Mỹ) đã thành công trong việc nuôi cấy xương hàm từ mỡ heo với nỗ lực giúp những người bị rối loạn chức năng khớp hàm.
Các nhà nghiên cứu ĐH Columbia (Mỹ) đã thành công trong việc nuôi cấy xương hàm từ mỡ heo với nỗ lực giúp những người bị rối loạn chức năng khớp hàm.
Chiết xuất chất béo từ việc hút mỡ trên một động vật sống, nhóm nghiên cứu phân lập các tế bào gốc sau đó được phóng to trong môi trường nuôi cấy để thu thập đủ số lượng nhằm tạo ra một ca cấy ghép lớn.
Nhóm nghiên cứu đã lập trình để các tế bào biến thành xương và đặt chúng vào một khuôn có hình dạng giống như thái dương hàm- là xương trong hàm có liên quan đến rối loạn chức năng- và nó đã lớn lên chỉ sau 5 tuần.
Xương được cấy vào những con heo đã cắt bỏ xương hàm và sau khi phẫu thuật, con vật đã có thể ăn được ngay.
Các nhà nghiên cứu chia sẻ: “Khớp thái dương hàm (TMJ), tạo thành phần sau của hàm dưới và kết nối hàm với hộp sọ, là một cấu trúc phức tạp về mặt giải phẫu và chịu tải trọng cao bao gồm sụn và xương.
Chỉ riêng ở Hoa Kỳ, có khoảng 10 triệu người bị rối loạn chức năng TMJ do dị tật bẩm sinh, chấn thương hoặc bệnh tật.
Các phương pháp điều trị hiện tại bao gồm tiêm steroid chỉ giúp giảm đau tạm thời, còn phẫu thuật tái tạo bằng cách sử dụng các thiết bị giả hoặc mô của người hiến tặng và thường không mang lại hiệu quả sửa chữa lâu dài”.
Theo quy trình, nhóm nghiên cứu tạo khuôn thái dương hàm, sau đó họ đặt các tế bào gốc đã được lập trình vào bên trong và đợi khi chúng phát triển thành các mảnh ghép xương-sụn mới- quá trình này sẽ hoàn thành sau 5 tuần. Bước tiếp theo là cấy ghép vào các chủ thể sống.
Sau 6 tháng, họ phát hiện giàn khuôn đã ngấm vào cơ thể những con heo và tất cả những gì còn lại là một chiếc xương hàm trông giống hệt như xương gốc của nó.
Sắp tới, nhóm nghiên cứu bắt đầu thử nghiệm trên 6 bệnh nhân có khuôn mặt ngắn với vết cắn hở.
HẢI HUỲNH (nguồn: Mail Online/Science)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin