Các nhà nghiên cứu ĐH Stanford đã thiết kế một nguồn năng lượng mô-đun ngoài lưới điện, chi phí thấp có thể sản xuất năng lượng hiệu quả vào ban đêm.
Các nhà nghiên cứu ĐH Stanford đã thiết kế một nguồn năng lượng mô-đun ngoài lưới điện, chi phí thấp có thể sản xuất năng lượng hiệu quả vào ban đêm.
Hệ thống sử dụng công nghệ thương mại có sẵn và có thể giúp đáp ứng nhu cầu chiếu sáng vào ban đêm ở các khu đô thị hoặc cung cấp ánh sáng ở các nước đang phát triển.
Mặc dù năng lượng mặt trời mang lại nhiều lợi ích nhưng việc sử dụng nó phụ thuộc nhiều vào sự phân bố của ánh sáng mặt trời, có thể bị hạn chế ở nhiều địa điểm và không sử dụng được vào ban đêm.
Hệ thống lưu trữ năng lượng được tạo ra trong ngày thường đắt tiền, do đó làm tăng chi phí sử dụng năng lượng mặt trời.
Để tìm ra một giải pháp thay thế ít tốn kém hơn, các nhà nghiên cứu do Shanhui Fan (ĐH Stanford) dẫn đầu đã tìm đến phương pháp làm mát bằng bức xạ.
Cách tiếp cận này sử dụng sự chênh lệch nhiệt độ do nhiệt hấp thụ từ không khí xung quanh và hiệu ứng làm mát bức xạ của không gian lạnh để tạo ra điện.
Trên Tạp chí Optics Express của Hiệp hội Quang học (OSA), các nhà nghiên cứu đã chứng minh về mặt lý thuyết một phương pháp làm mát bức xạ được tối ưu hóa có thể tạo ra 2,2 Watts mỗi mét vuông với một thiết bị trên mái nhà mà không cần pin hoặc bất kỳ năng lượng bên ngoài nào.
Nó chiếm khoảng 120 lần lượng năng lượng đã được chứng minh bằng thực nghiệm và đủ để cung cấp năng lượng cho các cảm biến mô-đun, chẳng hạn như các cảm biến được sử dụng trong các ứng dụng an ninh hoặc môi trường.
Lingling Fan- tác giả bài báo- cho biết: “Chúng tôi đang nỗ lực phát triển thế hệ chiếu sáng bền vững, hiệu suất cao có thể cung cấp cho tất cả mọi người- kể cả ở các vùng nông thôn và đang phát triển- khả năng tiếp cận với các nguồn năng lượng chiếu sáng bền vững, chi phí thấp đáng tin cậy”.
HẢI HUỲNH (nguồn: Phys.org.com)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin