Các nhà nghiên cứu ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) đã lấp đầy một cửa sổ với 24 loa nhỏ trong một tấm lưới và dùng chúng để… chống ồn.
GS. Woon-Seng Gan (ĐH Công nghệ Nanyang) đang xem xét công trình nghiên cứu của sinh viên cao học Bhan Lam. |
Các nhà nghiên cứu ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) đã lấp đầy một cửa sổ với 24 loa nhỏ trong một tấm lưới và dùng chúng để… chống ồn.
Ngay cả khi mở cửa sổ, thiết bị của họ vẫn có thể cắt lượng âm thanh giao thông đô thị xuống một nửa- giảm khoảng 10 decibel so với mức bình thường.
Nó hoạt động bằng cách phát ra âm thanh có cùng tần số với tiếng ồn được phát hiện nhưng với sóng âm thanh được đầu tư để loại bỏ “ô nhiễm tiếng ồn khó chịu” từ bên ngoài.
Nhóm nghiên cứu cho biết, việc giảm 10 decibel tiếng ồn xe cộ có thể giúp giảm 17% nguy cơ sức khỏe liên quan như huyết áp cao.
Hiện tại, thiết bị chỉ hoạt động trong phòng thí nghiệm sử dụng tiếng ồn giao thông mô phỏng. Các nhà nghiên cứu hy vọng nó sớm có thể được sử dụng để hỗ trợ những người sống ở thành phố giữ cho nhà của họ được thông gió tự nhiên đồng thời giảm ô nhiễm tiếng ồn.
Tìm kiếm một giải pháp bền vững và thiết thực để kiểm soát tiếng ồn xâm nhập vào các tòa nhà thông gió tự nhiên là một vấn đề khó khăn, nhóm nghiên cứu cho biết.
Nó trở thành một vấn đề thậm chí còn lớn hơn đối với các thành phố đông dân, nhiệt đới, cao tầng, nơi có thể mở cửa sổ là quan trọng hơn nhưng khó thực hiện hơn. Do đó, tác giả Bhan Lam và các đồng nghiệp nảy ra khái niệm chống ồn- sử dụng sóng âm đảo ngược để chống lại các tần số tiếng ồn nhất định.
TUYẾT HUỲNH
(Nguồn: the journal Scientific Reports)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin