Các bác sĩ tại Nhật Bản đã ghép thành công các tế bào gan có nguồn gốc từ tế bào gốc phôi cho một trẻ sơ sinh. Đây là trẻ sơ sinh đầu tiên trên thế giới nhận được ca ghép loại hình này thành công, có thể đem lại lựa chọn điều trị mới cho trẻ sơ sinh.
Các bác sĩ tại Nhật Bản đã ghép thành công các tế bào gan có nguồn gốc từ tế bào gốc phôi cho một trẻ sơ sinh. Đây là trẻ sơ sinh đầu tiên trên thế giới nhận được ca ghép loại hình này thành công, có thể đem lại lựa chọn điều trị mới cho trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh này bị rối loạn chu kỳ urê, trong đó gan không có khả năng phá vỡ amoniac độc hại. Trẻ 6 ngày tuổi quá nhỏ để trải qua ghép gan, thường không được an toàn cho đến khi một đứa trẻ nặng khoảng 6kg, khoảng 3- 5 tháng tuổi.
Các bác sĩ thuộc Trung tâm Phát triển và Sức khỏe Trẻ em quốc gia (Nhật) đã quyết định thử “điều trị cầu nối” cho đến khi em bé đủ lớn, tiêm 190 triệu tế bào gan có nguồn gốc từ tế bào gốc phôi (tế bào ES) vào mạch máu của gan em bé.
Sau khi điều trị, “bệnh nhân không thấy sự gia tăng nồng độ amoniac trong máu và có thể hoàn thành thành công việc điều trị tiếp theo”, cụ thể là ghép gan- các bác sĩ cho biết.
Đứa bé không được tiết lộ giới tính, đã được ghép gan từ cha và được xuất viện 6 tháng sau khi sinh.
“Thành công của thử nghiệm này cho thấy sự an toàn trong thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên thế giới sử dụng tế bào ES người cho bệnh nhân mắc bệnh gan”- viện nghiên cứu cho biết.
Các tế bào ES được thu hoạch từ trứng được thụ tinh và sử dụng chúng trong nghiên cứu đã đặt ra vấn đề đạo đức vì phôi bị phá hủy sau đó. Viện Nghiên cứu quốc gia là 1 trong 2 tổ chức tại Nhật Bản được phép thành lập ngân hàng các tế bào ES để nghiên cứu các phương pháp điều trị y tế mới.
HẢI HUỲNH (nguồn: MedicalXpress)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin