Ghi nhận kỷ lục tốc độ internet thế giới: tải 1.000 bộ phim/giây

08:05, 23/05/2020

Các nhà nghiên cứu ở Australia đã ghi lại tốc độ dữ liệu internet nhanh nhất thế giới với 44,2 terabit mỗi giây, có khả năng tải xuống 1.000 bộ phim độ nét cao trong một giây, gấp bốn triệu lần so với tốc độ kết nối trung bình ở nước này.

Các nhà nghiên cứu ở Australia đã ghi lại tốc độ dữ liệu internet nhanh nhất thế giới với 44,2 terabit mỗi giây, có khả năng tải xuống 1.000 bộ phim độ nét cao trong một giây, gấp bốn triệu lần so với tốc độ kết nối trung bình ở nước này.

Kỷ lục tốc độ internet mới gấp bốn triệu lần tốc độ internet trung bình ở Australia.
Kỷ lục tốc độ internet mới gấp bốn triệu lần tốc độ internet trung bình ở Australia.

Nhóm nghiên cứu từ các trường đại học Monash, Swinburne và RMIT đã ghi nhận tốc độ internet 44,2 terabit mỗi giây trong bài báo công bố trên tạp chí Nature Communications, ngày 22-5. Đây là lần đầu tiên tốc độ này được ghi nhận trên thế giới.

Theo nhà cung cấp dịch vụ phân phối nội dung Akamai, tốc độ băng thông rộng trung bình ở Australia là khoảng 11 megabit/giây. 1 terabit tương đương 1 triệu megabit, vì vậy kết nối 44,2 Tbps mới nhanh hơn 4 triệu lần so với tốc độ trung bình 11Mbps.

Kỷ lục đã đạt được với một con chip siêu nhỏ gọi là micro-comb, thay thế 80 tia laser trong phần cứng viễn thông hiện tại bằng một thiết bị duy nhất, có thể phân chia tín hiệu quang thành nhiều phần để cung cấp tốc độ nhanh hơn.

Các chuyên gia nói rằng bước đột phá này sẽ giúp tăng nhu cầu làm việc tại nhà bằng cách cải thiện chất lượng tốc độ phát trực tuyến và giao tiếp xã hội qua internet, nó cũng có thể được sử dụng trong xe hơi tự lái, y học và giáo dục.

Chip micro-comb do Đại học Swinburne thiết kế có thể tạo ra sự đột phá mới trong việc sử dụng internet tốc độ cao trên toàn thế giới.
Chip micro-comb do Đại học Swinburne thiết kế có thể tạo ra sự đột phá mới trong việc sử dụng internet tốc độ cao trên toàn thế giới.

Người phát minh ra micro-comb, Giáo sư David Moss, Đại học Swinburne, cho biết, công nghệ mới hứa hẹn sẽ đáp ứng nhu cầu vô độ về băng thông.

Còn Tiến sĩ Bill Corcoran, đồng tác giả của nghiên cứu cho rằng, phát hiện mới cho thấy cơ sở hạ tầng hiện tại có thể được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về kết nối internet cho mọi thứ.

"Chúng tôi hiện đang nhìn thấy rằng, với công nghệ mới, cơ sở hạ tầng cho internet sẽ cải thiện nhiều trong hai đến ba năm nữa", Tiến sĩ Corcoran nói. Theo ông, hiện nay vẫn còn nhiều người chưa từng được sử dụng internet cho công việc từ xa, giao tiếp xã hội và phát trực tuyến.

"Điều đó thực sự cho chúng ta thấy rằng chúng ta cần mở rộng khả năng kết nối internet", Tiến sĩ Corcoran khẳng định.

Chip micro-comb nhỏ hơn và nhẹ hơn phần cứng viễn thông hiện có, đang được lắp đặt thử nghiệm trong cơ sở hạ tầng liên kết các trường đại học ở Melbourne. Họ đã kết nối sợi quang dài 48 dặm giữa đại học RMIT và Đại học Monash. Trong các sợi quang này, các nhà nghiên cứu đã đặt micro-comb do Đại học Swinburne thiết kế, như một phần của sự hợp tác quốc tế.

Nó được kiểm tra tải bằng cơ sở hạ tầng hiện có của Mạng băng thông rộng quốc gia Australia.

Các tác giả tuyên bố, công nghệ này có khả năng hỗ trợ các kết nối internet tốc độ cao của 1,8 triệu hộ gia đình tại Melbourne, Australia, đồng thời, nó sẽ giúp kết nối internet cho hàng tỷ người trên khắp thế giới trong thời kỳ cao điểm.

Tham vọng trong tương lai của dự án là tăng tốc độ internet từ hàng trăm gigabyte mỗi giây hiện tại thành hàng chục terabyte mỗi giây mà không tăng kích thước, trọng lượng hoặc chi phí.

"Về lâu dài, chúng tôi hy vọng sẽ tạo ra các chip quang tử tích hợp có thể cho phép đạt được tốc độ dữ liệu này trên các liên kết sợi quang hiện tại với chi phí tối thiểu", Giáo sư Arnan Mitchell, RMIT cho biết.

Theo HOÀNG DƯƠNG/Nhân dân

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh