Phát hiện đột biến trong 86 trình tự gien của nCoV là manh mối giúp giới nghiên cứu tìm ra cách vi rút này phát triển và tiến hóa.
Bộ gien của nCoV có polypro ORF1ab dài, liên kết với 4 cấu trúc protein chính.Ảnh: Science Direct |
Phát hiện đột biến trong 86 trình tự gien của nCoV là manh mối giúp giới nghiên cứu tìm ra cách vi rút này phát triển và tiến hóa.
Nghiên cứu của TS. Phan Tùng và cộng sự thuộc Khoa Vi sinh lâm sàng, ĐH Pittsburgh (Mỹ) thực hiện phân tích di truyền của 86 trình tự gien hoàn chỉnh và tương đối hoàn chỉnh của nCoV, giúp tìm ra lời giải liệu quá trình tiến hóa của nCoV được gây ra do đột biến gien hay không.
Thu thập 86 bộ gien hoàn chỉnh và tương đối hoàn chỉnh của nCoV từ GISAID (nền tảng trực tuyến cho phép truy cập công khai vào bộ dữ liệu di truyền học và dịch tễ học của vi rút), TS. Phan Tùng phân tích các trình tự gien. Giống như các vi rút corona Beta khác, bộ gien của nCoV có polyprotein ORF1ab dài, liên kết với 4 cấu trúc protein chính, gồm glycoprotein bề mặt, envelope protein, matrix protein, nucleocapsid protein.
Việc phân tích trình tự gien cho thấy nhiều đột biến xóa đoạn trên vùng mã hóa và không mã hóa của nCoV. Nghiên cứu tìm ra 93 đột biến trên bộ gien của nCoV với vị trí axit amin khác nhau. Trong đó 42 đột biến sai nghĩa (đột biến làm thay đổi bộ ba mã hóa axit amin này thành axit amin khác) được phát hiện ở các protein cấu trúc chính, 29 đột biến trong polyprotein ORF1ab, 8 đột biến ở glycoprotein bề mặt, 4 đột biến ở nucleocapsid protein và một đột biến trong matrix protein.
Đáng chú ý, thụ thể liên kết miền (RBD) là mục tiêu của các kháng thể trung hòa, đóng vai trò quan trọng trong liên kết với các thụ thể của tế bào vật chủ và quyết định tính đặc hiệu nhiễm trùng của nCoV. Các đột biến ở glycoprotein bề mặt nằm trong miền RBD có thể khiến hình dạng miền thay đổi, dẫn đến biến đổi kháng nguyên. Nghiên cứu cho biết, đây có thể là bằng chứng cho thấy thuốc chống nCoV bị ảnh hưởng do quá trình đột biến của nCoV.
Đối với loại vi rút loại ARN như nCoV, quá trình đột biến gien có thể là một trong những cơ chế quan trọng nhất cho sự tiến hóa của vi rút trong tự nhiên. nCoV tiến hóa theo thời gian thông qua các đột biến ngẫu nhiên, chỉ cần một vài đột biến có thể khiến cơ chế sửa lỗi di truyền của vi rút bắt và
hiệu chỉnh.
Nghiên cứu được đăng vào ngày 21/2 trên Journal of Molecular Epidemiology and Evolutionary Genetics of Infectious Diseases (Tạp chí Dịch tễ học phân tử và Di truyền học tiến hóa của bệnh truyền nhiễm).
Theo giới chuyên môn, đây chỉ là kết quả bước đầu, so sánh số lượng giải trình tự còn hạn chế. Hiện đã có khoảng 4.000 trình tự gien được các nhà khoa học trên thế giới thực hiện.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, Trung tâm Nghiên cứu y tế lâm sàng quốc gia Thâm Quyến cùng với ĐH Khoa học và Công nghệ miền Nam Trung Quốc đã thành lập một nhóm nghiên cứu chung để nghiên cứu sự phân lập của vi rút corona chủng mới, cũng như nuôi cấy, nhận dạng và xác định cấu trúc của chủng vi rút này. Nhóm nghiên cứu đã phân lập được một chủng vi rút vào ngày 27/1 và hoàn thành việc nhận dạng, trình tự bộ gien của vi rút. Họ đặt tên cho vi rút corona chủng mới này là “BetaCoV/Thâm Quyến/SZTH-003/2020” và chia sẻ nó trên trang dữ liệu mở trực tuyến. PV |
PV (theo Khoahoc.tv)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin