Để tôn vinh kỷ niệm lần thứ 50 Ngày Trái đất (22/4/1970 – 22/4/2020), NASA đã đã công bố bộ poster để đặt làm hình nền máy tính, điện thoại, trong đó hình ảnh Trái đất được chụp từ vũ trụ trông bé nhỏ như một ngôi sao.
Để tôn vinh kỷ niệm lần thứ 50 Ngày Trái đất (22/4/1970 – 22/4/2020), NASA đã đã công bố bộ poster để đặt làm hình nền máy tính, điện thoại, trong đó hình ảnh Trái đất được chụp từ vũ trụ trông bé nhỏ như một ngôi sao.
Hình ảnh Trái đất của phi hành gia William Anders chụp từ quỹ đạo Mặt trăng tháng 12/1968. |
Năm 1968, ông William Anders, phi hành gia trên phi thuyền Apollo 8 đã chụp hình ảnh đầu tiên của Trái đất từ quỹ đạo của Mặt trăng và nó đã trở thành hình ảnh mang tính biểu tượng, giúp truyền cảm hứng cho Ngày Trái đất đầu tiên được tổ chức vào 22/4/1970.
Trong hình ảnh, hành tinh của chúng ta treo cao, hoang sơ như một thế giới xa xôi trên bầu trời đêm, nó nhắc nhở chúng ta về sự mong manh của Trái đất.
Để tôn vinh Ngày Trái đất, Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA đã tạo ra các áp phích có thể tải xuống để kỷ niệm hành tinh mà chúng ta đang sống.
Áp phích Trái đất của NASA. |
Nhân loại đã dành hàng thiên niên kỷ để nghiên cứu Mặt trăng và mô tả chu kỳ hoạt động của nó, nhưng mọi người thường không nhận ra rằng Trái đất cũng có chu kỳ hoạt động.
Không giống như Mặt trăng, hành tinh của chúng ta quay tròn trên trục của nó mỗi ngày. Vì vậy, ai đó trên Mặt trăng nhìn Trái đất sẽ quan sát các đặc điểm bề mặt của nó thay đổi mỗi ngày. Bộ áp phích về Trái đất này sẽ thay đổi góc nhìn về hành tinh của chúng ta khi nó được nhìn thấy từ Mặt trăng.
Chúng ta sống trên một hành tinh sống động. Đất di chuyển. Biển dâng cao. Núi lửa phun trào. Bão nổi cơn thịnh nộ. Tuyết tan. Cây mọc. Thành phố mở rộng phát triển.
Những hệ thống luôn thay đổi này đan xen và ảnh hưởng đến mọi sự sống trên Trái đất, cũng như chính hành tinh này.
Để hiểu những thay đổi tự nhiên và do con người gây ra, Chương trình nghiên cứu Khoa học Trái đất của NASA sử dụng các quan sát toàn cầu độc đáo từ không gian, từ trên không, trên biển và trên đất liền để nghiên cứu các hệ thống liên kết của Trái đất.
Nhiệm vụ Sentinel-6 / Jason-CS là một nỗ lực chung giữa Mỹ và châu Âu nhằm sử dụng hai vệ tinh giống hệt nhau để nghiên cứu cách biến đổi khí hậu của Trái đất. Vệ tinh đầu tiên phóng vào tháng 11 tới sẽ đo mực nước biển dâng, nhiệt độ và độ ẩm của khí quyển Trái đất.
Theo Nhân dân
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin