Những nữ khoa học vô danh góp phần thay đổi thế giới

06:03, 08/03/2020

Lịch sử nhân loại đã từng ghi nhận công lao đóng góp của nhiều nhà khoa học nữ nổi tiếng bởi các phát minh của họ làm thay đổi thế giới, làm cho cuộc sống dễ chịu hơn, tạo thêm nhiều công ăn việc làm và những lợi ích vô hình khác. Nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), xin giới thiệu chân dung 7 nhà khoa học nữ tiêu biểu trong số này.

Lịch sử nhân loại đã từng ghi nhận công lao đóng góp của nhiều nhà khoa học nữ nổi tiếng bởi các phát minh của họ làm thay đổi thế giới, làm cho cuộc sống dễ chịu hơn, tạo thêm nhiều công ăn việc làm và những lợi ích vô hình khác. Nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), xin giới thiệu chân dung 7 nhà khoa học nữ tiêu biểu trong số này.

Mitchell tìm thấy một sao chổi sau này được đặt theo tên bà. Ảnh: GETTY IMAGES
Mitchell tìm thấy một sao chổi sau này được đặt theo tên bà. Ảnh: GETTY IMAGES

1. Marie Curie đoạt 2 giải Nobel thuộc 2 lĩnh vực khác nhau

Marie Curie (1867-1934) là nhà hóa học người Pháp gốc Ba Lan, người đi đầu trong ngành tia X, có 2 lần được nhận giải Nobel và là người đã thành lập ra Viện Curie ở Paris và Warszawa. Một trong những thành công của Marie Curie là cùng chồng- Pierre- nghiên cứu các vật chất phóng xạ, đặc biệt là quặng Urani Uraninit. Đến năm 1898, họ đưa ra giải thích hợp lý uraninit có một chất phóng xạ hơn urani. Sau nhiều năm nghiên cứu, vợ chồng bà đã tinh chế và tìm ra uraninit, cuối cùng tách ra được muối clorua và 2 nguyên tử mới. Năm 1903, vợ chồng bà được trao giải Nobel Vật lý cho các nghiên cứu về bức xạ. 8 năm sau (1911), bà tiếp tục được trao giải Nobel về hóa học cho việc khám phá ra 2 nguyên tố hóa học Radium và Polonium. Marie Curie là người phụ nữ đầu tiên đoạt 2 giải Nobel thuộc 2 lĩnh vực khác nhau.

2. Ada King- nữ lập trình viên
đầu tiên của nhân loại

Ada King (1815- 1852) ngay từ nhỏ đã tìm cho mình một niềm vui đó là tham gia các nghiên cứu toán học cấp cao. Tài năng của Ada được phát hiện. Nhận thấy các máy móc dùng để tính toán xuất hiện phổ biến vào thế kỷ XIX còn rất cồng kềnh, đặc biệt là những máy tính số học, Babbage đã nghiên cứu và đề xuất một sáng kiến mới, gọi là “Công cụ phân tích”.

Ada nhận thấy được tiềm năng của sáng kiến này có thể vượt ra khỏi các phép toán đơn giản nên đã tìm hiểu dữ liệu về công cụ phân tích và đã viết ra các thuật toán đầu tiên- được coi như là một chương trình máy tính sau này.

3. Maria Mitchell- nhà nữ thiên văn học đầu tiên

Maria Mitchell (1818- 1889) là nhà nữ thiên văn học tài năng người Mỹ. Từ nhỏ, Maria Mitchell đã dùng những chiếc kính thiên văn quan sát vị trí các chòm sao và tìm mối liên kết với các hiện tượng khí tượng thủy văn, đem lại ích lợi cho người đi biển. Đến năm 1847, cô cùng cha mình thiết kế một đài quan sát nghiệp dư để thỏa đam mê vũ trụ. Tối 1/10/1847, Mitchell- khi đó 29 tuổi- tình cờ quan sát được một ngôi sao có hình dáng lạ và đặt tên là sao chổi 1847 VI. Để tri ân bà, ngôi sao còn được giới thiên văn gọi là “sao chổi Mitchell”.

Năm 1865, bà đảm nhận vị trí chuyên gia nghiên cứu vũ trụ tại Trường Vassar College, trở thành nhà nữ thiên văn học chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới.

4. Emmy Noether-
nữ hoàng toán học

Ở vào cùng thời với Einstein, Emmy Noether (1882- 1935) được ví như “nữ hoàng của toán học”. Bà nghiên cứu về đại số trừu tượng và viết nhiều cuốn sách về các khái niệm toán khác nhau. Không những vậy, bà còn viết ra định lý của riêng mình là “Định lý Noether”. Định lý nói về những định luật cơ bản như bảo toàn động lượng tuyến tính và bảo tồn năng lượng.

Đến nay, nghiên cứu của bà vẫn được sử dụng trong công cuộc khám phá hố đen và tìm ra đối tượng mới ngoài không gian. Tên của bà được đặt cho một tiểu hành tinh nhỏ trong vành đai của hệ
Mặt trời.

5. Marie Mayer góp phần phát minh ra bom nguyên tử

Marie Mayer (1906-1972) là nhà khoa học nổi tiếng người Đức đã có công xác định được cấu trúc vỏ của một nguyên tử, cấu hình điện tử của nguyên tử cũng như vị trí của các electron trong vỏ. Marie Mayer đã được trao giải Nobel về vật lý cho phát minh tìm ra quá trình tách các đồng vị Uranium. Bà là một trong những nhà khoa học có đóng góp quan trọng trong việc phát minh ra bom nguyên tử.

6. Jane Goodall- sứ giả hòa bình của Liên Hợp Quốc

Nhà khoa học người Anh (sinh ngày 3/4/1934), tên đầy đủ của bà là Valerie Jane Morris Goodall, nổi tiếng trong lĩnh vực nhân chủng học, phong tục học, chuyên gia về linh trưởng và là sứ giả hòa bình của Liên Hợp Quốc. Người sáng lập ra Viện Jane Goodall và có tới 45 năm nghiên cứu về các vấn đề tương tác xã hội và gia đình của loài tinh tinh, đặc biệt là tập quán của loài động vật này, có công lớn trong việc nghiên cứu bảo vệ loài tinh tinh trên quy mô toàn cầu. Trung bình mỗi năm bà bỏ ra khoảng 300 ngày đến nhiều nơi trên thế giới để “trao cho họ hy vọng và kiến thức, giúp mọi người hiểu sâu hơn, sống có trách nhiệm hơn đối với thiên nhiên” như bà hằng tâm niệm.

7. Alessandra Gillani- nhà khoa học, giải phẫu nổi tiếng

Gillani (1307-1326) là nhà khoa học nữ tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu, giải phẫu trong y học thế giới. Bà nổi tiếng bởi phát minh ra phương pháp thay máu cho xác chết bằng một chất nhuộm màu cứng giúp cho người ta có thể nhìn rõ từng mạch máu nhỏ xíu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và học tập. Mặc dù đến nay còn rất ít thông tin còn lưu lại nói về các thành tựu khoa học của Gillani nhưng giới khoa học đều công nhận bà là một trong những nhà khoa học vĩ đại của nhân loại.

ĐÔNG PHƯƠNG (tổng hợp)

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh