Canxi đóng vai trò quan trọng trong sự gia tăng bệnh tiểu đường

07:03, 07/03/2020

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Karolinska (Thụy Điển) đã giải mã vai trò của một loại kênh canxi nhất định gây bệnh tiểu đường trong các tế bào beta tiết insulin. Các nhà nghiên cứu tin rằng phong tỏa các kênh này có thể là một chiến lược điều trị tiềm năng mới cho bệnh tiểu đường. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học PNAS.

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Karolinska (Thụy Điển) đã giải mã vai trò của một loại kênh canxi nhất định gây bệnh tiểu đường trong các tế bào beta tiết insulin. Các nhà nghiên cứu tin rằng phong tỏa các kênh này có thể là một chiến lược điều trị tiềm năng mới cho bệnh tiểu đường. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học PNAS.

Các kênh CaV3.1 có vai trò cận biên ở các tế bào beta tiết insulin khỏe mạnh trong tuyến tụy nội tiết nhưng trở nên “hiếu động” cùng với sự xuất hiện của bệnh tiểu đường.

Điều này đặt ra một câu hỏi quan trọng về việc liệu sự tăng hoạt động của các kênh canxi này là nguyên nhân hay hậu quả của bệnh tiểu đường.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự biểu hiện của CaV3.1 tăng lên dẫn đến dòng canxi quá mức, làm suy yếu biểu hiện bộ gien của protein ngoại bào trong các tế bào beta.

TS. Jia Yu- tác giả nghiên cứu- giải thích: “Điều này dẫn đến giảm khả năng tiết insulin của các tế bào beta và cân bằng nội môi glucose bất thường”.

Vai trò của CaV3.1 trong sự phát triển của bệnh tiểu đường đã được nghiên cứu với một loạt các phương pháp, bao gồm các thí nghiệm trên chuột, tụy ở người và chuột mắc bệnh tiểu đường. Các mô hình thử nghiệm được sử dụng cho thấy kết quả áp dụng cho cả bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2.

PGS. TS. Shao-Nian Yang- Khoa Y học phân tử và phẫu thuật- cho biết: “Công việc của chúng tôi xác định chính xác sự gia tăng của các kênh canxi như một cơ chế gây bệnh nghiêm trọng trong bệnh tiểu đường, có nghĩa là không nên bỏ qua các kênh CaV3.1 trong nghiên cứu bệnh tiểu đường”.

TUYẾT HUỲNH (Nguồn: MedicalXpress)

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh