Giới nghiên cứu hy vọng phát minh chip đọc suy nghĩ con người có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ y tế, giáo dục cho tới an ninh, giải trí.
Giới nghiên cứu hy vọng phát minh chip đọc suy nghĩ con người có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ y tế, giáo dục cho tới an ninh, giải trí.
Ảnh minh họa. |
Đài Sputnik đưa tin các kỹ sư thuộc Tập đoàn Điện tử Trung Quốc hợp tác với Đại học Thiên Tân đã chế tạo ra một loại chip có tên gọi Brain Talker (Thiết bị đọc não). Thiết bị này có khả năng đọc các hoạt động sóng não người và tạo ra cơ chế liên lạc để người sử dụng có thể điều khiển máy tính.
Công nghệ trên, có tên gọi “giao diện máy tính não” hay BCI, trong hàng chục năm qua chỉ dừng ở mức lý thuyết và xuất hiện trong các cuốn sách hay phim khoa học viễn tưởng như Neuromancer, Firefox, Ghost in the Shell (Vỏ bọc) và Robocop (Cảnh sát người máy).
Giờ đây, các kỹ sư và học giả Trung Quốc đã có những bước đột phá tiếp theo, thực sự tạo ra một thiết bị BCI có thể hoạt động. Tháng trước, sản phẩm Brain Talker đã ra mắt tại Hội thảo Tình báo Quốc tế thường niên lần thứ 3 tổ chức tại Thiên Tân.
Theo ông Ming Dong – Giám đốc Viện Kỹ thuật Y tế Thiên Tân, cơ chế hoạt động của chip Brain Talker bắt nguồn từ khả năng nhận dạng những thông tin thần kinh nhỏ lẻ được vỏ não tổng hợp và giải mã thông tin này để kích hoạt một cơ chế liên lạc giữa não người sử dụng và một chiếc máy tính.
“Tín hiệu được não chuyển phát và xử lý luôn bị chìm trong tiếng ồn nền. Chip Brain Talker có khả năng phân biệt những tín hiệu điện thần kinh nhỏ và giải mã thông tin một cách hiệu quả giúp tăng cường tốc độ và mức độ chính xác của giao diện máy tính não một cách đáng kể”, Giám đốc Ming nhấn mạnh. Ông nói: "Brain Talker giúp công nghệ BCI trở thành công cụ hữu hiệu cho các lĩnh vực dân sự vì chip này dễ mang theo người và đơn giản hơn".
Cheng Longlong - nhà khoa học phân tích dữ liệu thuộc Tập đoàn Điện tử Trung Quốc - cho biết các kỹ sư hiện nỗ lực nâng cao hiệu suất của công nghệ Brain Talker để áp dụng trong các lĩnh vực như y học, giáo dục, chơi điện tử… Một ví dụ điển hình cho ứng dụng này là trợ giúp cho những người mắc bệnh thần kinh vận động.
Theo truyền thông địa phương, Trung Quốc hoàn toàn nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ đối với công nghệ chip Brain Talker.
Theo báo Tin Tức
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin