Titan là vệ tinh duy nhất được xác định giống với Trái Đất, có hồ, sông và biển trên bề mặt vệ tinh, song các hồ, sông và biển này lại chứa hydrocarbon như metan và etan, mà không phải nước.
Titan là vệ tinh duy nhất được xác định giống với Trái Đất, có hồ, sông và biển trên bề mặt vệ tinh, song các hồ, sông và biển này lại chứa hydrocarbon như metan và etan, mà không phải nước.
(Nguồn: Reuters) |
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 27/6 đã công bố kế hoạch phóng một tàu thăm dò vào năm 2026 với nhiệm vụ thám hiểm và tìm kiếm sự sống trên vệ tinh Titan - vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ.
Theo sứ mệnh trên của NASA, tàu thăm dò có tên gọi Dragonfly sẽ đáp xuống Titan vào năm 2034 và tại đây tàu sẽ triển khai một thiết bị bay để di chuyển tới nhiều địa điểm trên vệ tinh này nhằm khám phá môi trường đa dạng trên vệ tinh, từ những cồn cát hữu cơ cho đến tầng miệng núi lửa nơi nước lỏng và vật liệu hữu cơ phức tạp cùng tồn tại trong khoảng thời gian có thể lên tới hàng chục nghìn năm.
Cho đến nay, Titan là vệ tinh duy nhất được xác định giống với Trái Đất, có hồ, sông và biển trên bề mặt vệ tinh, song các hồ, sông và biển này lại chứa hydrocarbon như metan và etan, mà không phải nước.
Trong sứ mệnh này, các thiết bị trên tàu Dragonfly sẽ tìm kiếm bằng chứng hóa học về sự sống hiện tại hoặc đã từng tồn tại trong quá khứ ở vệ tinh này.
Titan, vệ tinh lớn thứ 2 trong hệ Mặt Trời, là một thế giới băng đá, trong đó bề mặt được bao phủ hoàn toàn bởi bầu khí quyển khí nitro mờ mịt giống với Trái Đất, song độ đậm đặc nitro cao gấp 4 lần.
Titan nằm cách Mặt Trời khoảng 1,4 tỷ km với nhiệt độ bề mặt vào khoảng -179 độ C, trong khi áp suất trên bề mặt vệ tinh cao hơn 50% so với Trái Đất./.
Theo Lan Phương (TTXVN/Vietnam+)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin