Việt Nam thua Lào khi xây dựng đề án ngừng sử dụng amiang trắng quá chậm trễ. Đó là vấn đề ông Phillip Hazelton- Điều phối chiến dịch loại trừ các bệnh liên quan đến amiang (APHEDA)- trình bày tại hội thảo "Góp ý dự thảo đề án lộ trình dừng sử dụng amiang trắng để chấm dứt sản xuất tấm lợp amiang từ năm 2023" được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) tổ chức.
Việt Nam thua Lào khi xây dựng đề án ngừng sử dụng amiang trắng quá chậm trễ. Đó là vấn đề ông Phillip Hazelton- Điều phối chiến dịch loại trừ các bệnh liên quan đến amiang (APHEDA)- trình bày tại hội thảo “Góp ý dự thảo đề án lộ trình dừng sử dụng amiang trắng để chấm dứt sản xuất tấm lợp amiang từ năm 2023” được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) tổ chức.
Ông Phillip Hazelton- Điều phối APHEDA trình bày tại hội thảo. |
Theo ông Phillip, Bộ Y tế Lào đã chuẩn bị kế hoạch hành động quốc gia cùng với 9 bộ ngành khác, dự kiến trình Chính phủ Lào vào tháng 8 năm nay và có 10 bộ ngành đã thống nhất lộ trình ngừng sử dụng amiang hoàn toàn vào tháng 12/2020.
Dù chưa phải là quyết định cuối cùng của Chính phủ Lào nhưng đã cho thấy sự khẩn trương và thống nhất của các bộ ngành tại Lào trong việc nhận thấy những tác hại của amiang trắng và từ đó quyết định chấm dứt nó càng sớm càng tốt.
Đáng nói, Lào là quốc gia có lượng tiêu thụ 1,2kg amiang/người/năm và con số này lớn là bởi họ có dân số thấp. Nhưng con số này vẫn gây ra sự lo lắng đối với Quốc hội nước này trong việc đảm bảo sức khỏe của người dân và họ cố gắng để sớm chấm dứt việc sử dụng amiang ở trong nước.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, lộ trình ngừng sử dụng amiang trắng của Bộ Xây dựng soạn thảo lại chưa có sự phối hợp với các chương trình, kế hoạch khác.
Ông Phillip Hazelton cho rằng, amiang trắng là loại vật liệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tính mạng người lao động. Do đó, nếu xây dựng lộ trình về amiang thì Bộ Xây dựng nên tham chiếu với Luật An toàn vệ sinh lao động và những kế hoạch quốc gia có liên quan, ví dụ như Chiến dịch tăng trưởng xanh của Bộ Kế hoạch- Đầu tư.
Ngoài ra, vị chuyên gia Úc cũng cho rằng, trong phần “Giải pháp thực hiện” của tờ trình do Bộ Xây dựng soạn thảo đã nêu một phương án là “Công bố, dán nhãn, hướng dẫn sử dụng an toàn đối với sản phẩm có chứa amiang”.
Nhấn mạnh vào cụm từ “sử dụng an toàn”, ông Philip cho rằng: “Có sự khác nhau về mặt ngữ nghĩa giữa việc: an toàn cho người sử dụng và sử dụng an toàn. 2 vấn đề này là hoàn toàn khác nhau và dễ gây hiểu lầm trong cách hiểu để thực hiện”.
Từ đó, ông đề xuất việc thay giải pháp này bằng “Công bố, dán nhãn, hướng dẫn để đảm bảo an toàn trong việc sử dụng sản phẩm có chứa amiang”.
Đây không phải là vấn đề duy nhất khiến giới khoa học trong nước thấy rằng có sự mập mờ, thiếu rõ ràng trong cách sử dụng từ ngữ của ban soạn thảo.
Mập mờ quan điểm của Bộ Xây dựng
Tờ trình Đề án “Lộ trình dừng sử dụng amiang trắng để chấm dứt sản xuất tấm lợp amiang từ năm 2023” của Bộ Xây dựng được nhiều nhà khoa học và chuyên gia tham gia hội thảo đánh giá là đưa các thông tin chưa chính xác, sai lệch, một chiều, thiếu khách quan, không phản ánh hết tình hình chung về amiang và sử dụng amiang trên thế giới.
PGS.TS. Nguyễn An Lương- Chủ tịch danh dự Hội Khoa học kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam- cho biết, bản dự thảo chỉ dẫn lời một vài nhà khoa học, nhà nghiên cứu, ý kiến của bác sĩ... đều trong ngành xây dựng để làm căn cứ soạn thảo lộ trình.
Các kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Xây dựng, Viện Vật liệu xây dựng và một số ít đơn vị cá nhân ngành xây dựng với các kết luận được rút ra thiên lệch theo hướng phủ nhận các giá trị nghiên cứu tiên tiến nhất trên thế giới.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện có khoảng 125 triệu người trên thế giới bị phơi nhiễm bởi amiang tại nơi làm việc và khoảng 107.000 người bị chết hàng năm. |
Theo đó cho rằng, amiang trắng ít gây độc hại cho con người, không tìm thấy tổn thương của bệnh bụi phổi liên quan đến amiang và có thể cho phép sử dụng amiang trắng có kiểm soát để sản xuất tấm lợp.
Trong dự thảo cũng nêu ý kiến của một nhà khoa học về vật liệu xây dựng cho rằng “149 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 3/4 dân số thế giới đang cho phép sử dụng amiang trắng như các nước G8, Mỹ, Canada, Nga... và Việt Nam”.
Tuy nhiên, theo PGS.TS. Nguyễn An Lương, con số này không chính xác. Thực tế đã có 66 quốc gia cấm hoàn toàn sử dụng amiang, 60 nước không tiêu thụ bất cứ lượng amiang trắng nào và cho đến thời điểm năm 2018 thì cũng... không còn G8!
Trong khi đó, bà Đỗ Thị Vân- Trung tâm Thông tin tổ chức phi chính phủ- cho rằng, thông qua bản lộ trình ngừng sử dụng amiang trắng được Bộ Xây dựng soạn thảo, có thể dễ dàng thấy rằng, bộ này đang tìm cách trì hoãn, kéo dài lộ trình ngừng sử dụng loại chất độc hại này;
trong khi Văn phòng Chính phủ ngày 19/9/2014 đã thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, xây dựng lộ trình cụ thể để thực hiện mục tiêu dừng sử dụng amiang trắng trong sản xuất tấm lợp vào năm 2020.
Trước đó, vào tháng 8/2014, Bộ Y tế cũng đã có báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về vấn đề tác hại của amiang trắng đối với sức khỏe con người, trong đó đề cập đến mốc từ năm 2020 sẽ không còn sử dụng amiang trong sản xuất tấm lợp.
Trước đó, ngày 28/7/2017, Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Ủy ban Các vấn đề xã hội tổ chức hội thảo về sử dụng amiang trắng tại Việt Nam và thế giới”. Cuộc hội thảo nóng lên với nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó nổi lên tranh cãi nảy lửa về việc amiang trắng có gây ung thư hay không. Ông Ngọ Duy Hiểu (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) khẳng định, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và nghiên cứu quốc tế cho thấy, amiang là chất gây ung thư cho phổi, thanh quản, buồng trứng… |
ĐÔNG PHƯƠNG (Theo ĐVO)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin