Giật mình với số lượng nhựa bạn đã... ăn

08:06, 17/06/2018

Có bao giờ bạn nghĩ mình đã đưa vào dạ dày bao nhiêu mảnh nhựa? Bạn sẽ không thể ngờ, vì con số rất lớn đấy! Nhựa có thể khiến môi trường ô nhiễm kinh khủng...

 

Phù du có chứa hạt vi nhựa, rồi đi vào trong cơ thể sinh vật biển. Trong ảnh: Một ấu trùng cá trinh nữ chứa rất nhiều hạt vi nhựa.
Phù du có chứa hạt vi nhựa, rồi đi vào trong cơ thể sinh vật biển. Trong ảnh: Một ấu trùng cá trinh nữ chứa rất nhiều hạt vi nhựa.

Có bao giờ bạn nghĩ mình đã đưa vào dạ dày bao nhiêu mảnh nhựa? Bạn sẽ không thể ngờ, vì con số rất lớn đấy! Nhựa có thể khiến môi trường ô nhiễm kinh khủng...

Những năm gần đây, khoa học và dư luận đang chú ý đến các hạt nhựa siêu nhỏ microplastic- các mảnh nhựa có kích cỡ dưới 5mm (thậm chí xuống khoảng 100 nanomet). Những mảnh nhựa này đang tràn ngập đại dương, chui vào cơ thể của sinh vật biển. Nói cách khác, chúng đã lọt vào chuỗi thức ăn, và xuất hiện cả trên bàn ăn của chúng ta.

Nhựa đến từ biển...

Ví dụ tại Châu Âu, một khẩu phần ăn trai, sò loại cơ bản có thể chứa tới 90 mảnh nhựa. Con số này sẽ thay đổi theo từng quốc gia và thế hệ, nhưng nếu ăn thường xuyên, bạn có thể đang ăn tới 11.000 mảnh nhựa mỗi năm.

Với cá thì con số khó ước tính hơn. Hầu hết các nghiên cứu từ trước đến nay mới chỉ phân tích thành phần trong dạ dày và ruột của cá, trong khi đây là những bộ phận bị bỏ đi đầu tiên khi chế biến. Còn thực tế, vi nhựa đã được tìm thấy trong gan, thận... nữa, tức là chúng có thể xuất hiện ở mọi nơi trong cơ thể cá.

Các loại cá đóng hộp cũng có chứa vi hạt nhựa. Dù con số được xác định là thấp, nhưng ít nhất cũng là 5 mảnh nhựa cho một phần ăn. Số nhựa ấy lọt vào từ quá trình đóng hộp, hoặc do hạt nhựa bay trong không khí.

Một loại thực phẩm nữa có chứa hạt nhựa, đó là muối. Theo thống kê, 1kg muối có thể chứa tới 600 hạt nhựa. Nếu mỗi ngày ăn 5g muối, bạn đã nạp 3 hạt nhựa vào người. Và thậm chí, lượng nhựa trong muối có thể còn nhiều hơn như thế

Hạt vi nhựa thường có trong các “chất làm sạch sâu” (kem đánh răng, sữa rửa mặt,…) và lọt qua hệ thống xử lý nước thải ra sông hồ, ao và đại dương. Khi hạt vi nhựa hòa vào nguồn nước, chúng sẽ hấp thụ chất độc trong nước và trở nên cực kỳ độc, từ đó nó gây ảnh hưởng lớn đến môi trường cũng như ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn.

Hậu quả là con người có thể bị mất cân bằng hoóc-môn, mắc các căn bệnh về thần kinh, các bệnh hô hấp, ảnh hưởng đến cấu trúc não bộ, gây tăng động, suy yếu và biến đổi hệ miễn dịch cùng hàng loạt những nguy cơ khác.

 

 

Và từ các nguồn chẳng liên quan đến biển

Ngay cả các loại thức ăn hàng ngày chẳng liên quan đến biển cũng có chứa hạt nhựa. Theo như các nghiên cứu mới, thì động vật trên cạn cũng có nhựa trong người (vì chúng ăn cá). Tuy nhiên, các dữ liệu vẫn còn rất hạn chế. Gần nhất chỉ có nghiên cứu về gà tại Mexico cho thấy mỗi con chứa khoảng 10 hạt nhựa trong diều mà thôi.

Các chuyên gia cũng đã tìm thấy hạt nhựa trong bia và mật ong. Với mỗi chai bia, bạn đang nuốt khoảng 10 hạt nhựa siêu nhỏ vào người. Ngay cả các loại thức ăn hàng ngày chẳng liên quan đến biển cũng có chứa hạt nhựa.

Đặc biệt, các hạt vi nhựa còn đang tồn tại trong các loại nước đóng chai mà chúng ta uống mỗi ngày, dù là chai nhựa hay chai thủy tinh. Với một chai nước dùng một lần, mật độ nhựa trong nước dao động từ 2- 44 hạt/lít. Nước bị nhiễm nhựa trong quá trình đóng chai.

Bên cạnh đó, một số bằng chứng còn chỉ ra rằng nhựa trong đồ ăn còn đến từ bụi trong không khí. Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm tùy vùng địa lý, nhưng bạn có thể ăn tới 70.000 mảnh nhựa mỗi năm. Và đó là con số sẽ xảy ra khi mỗi ngày bạn ăn chỉ 1 bữa.

Dù chưa có bằng chứng cụ thể về tác hại của hạt vi nhựa với sức khỏe, nhưng đó vẫn là những con số khổng lồ, cần phải đánh động đến tất cả mọi người

Theo Tổ chức Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), ước tính mỗi năm có hàng trăm ngàn tỷ tấn hạt nhỏ này được đổ ra môi trường. Năm 2012, các nước thuộc Liên minh Châu Âu đã sử dụng hơn 4.300 tấn hạt vi nhựa. Năm 2013, con số đã lên hơn 299 triệu tấn.

ĐÔNG PHƯƠNG (theo khoahoc.tv/helino/trithuctre)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh