Thực nghiệm truyền thông xã hội tốt cũng không làm giảm đáng kể những điều tệ hại đối với chúng ta. Ngược lại, nếu tăng 10% bình luận tiêu cực trên mạng xã hội, sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm của người dùng lên 20%- một nghiên cứu mới cho thấy.
Thực nghiệm truyền thông xã hội tốt cũng không làm giảm đáng kể những điều tệ hại đối với chúng ta. Ngược lại, nếu tăng 10% bình luận tiêu cực trên mạng xã hội, sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm của người dùng lên 20%- một nghiên cứu mới cho thấy.
Tâm trạng xấu này không bị đảo ngược bởi các tương tác tích cực, chẳng hạn như “lượt thích” (Like) một bức ảnh hay một bình luận tốt đẹp- nghiên cứu cho biết thêm.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, phương tiện truyền thông xã hội làm cho mọi người cảm thấy thất vọng và không trọn vẹn do những người khác đăng hàng loạt các trạng thái nổi bật của họ.
TS. Michael Schoenbaum- Viện Sức khỏe Thần kinh quốc gia (Mỹ)- cho biết: “Một lỗi của mạng xã hội là không lường hết điều tốt- xấu. Hãy tưởng tượng nếu bạn tắt nó đi, cuộc sống xã hội của bạn sẽ tốt hơn. Là một phụ huynh, tôi nghĩ rằng tắt nó nên là một lựa chọn”.
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường ĐH Pittsburgh (Mỹ) đã phân tích dữ liệu 1.179 sinh viên từ 18- 30 tuổi. Các sinh viên được yêu cầu ước tính phần trăm tương tác trên mạng xã hội của họ là tích cực. Bảng câu hỏi đánh giá các triệu chứng trầm cảm của người tham gia. Các sinh viên cũng được hỏi mức độ cảm thấy vô vọng, vô dụng, bất lực hoặc chán nản của họ trong tuần.
Tác giả chính của nghiên cứu là TS. Brian Primack nói: “Những điều tiêu cực mà chúng ta gặp phải trên thế giới nhiều hơn những điều tích cực”. Theo phân tích dữ liệu, nó sẽ làm cho người ta dễ bị trầm cảm hơn so với những gì tốt đẹp mang lại.
HẢI HUỲNH (nguồn: Mail Online/Health)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin