Thiết bị xử lý cáu cặn lò hơi không dùng hóa chất của Công ty TNHH Ewater Engineering - một doanh nghiệp vừa được chứng nhận Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH-CN), đã nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong nước nhờ tính hiệu quả, chi phí thấp.
Thiết bị xử lý cáu cặn lò hơi không dùng hóa chất của Công ty TNHH Ewater Engineering - một doanh nghiệp vừa được chứng nhận Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH-CN), đã nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong nước nhờ tính hiệu quả, chi phí thấp.
Kỹ sư Công ty TNHH Ewater Engineering giới thiệu thiết bị Ewater |
Bên cạnh đó, thiết bị do chính các kỹ sư trong nước nghiên cứu, chế tạo còn được xuất khẩu sang thị trường Malaysia và Indonesia.
Trong hội thảo giới thiệu “Công nghệ ion hóa xử lý cáu cặn lò hơi không dùng hóa chất” do Sàn giao dịch công nghệ TPHCM - Techmart Daily, thuộc Trung tâm Thông tin và Thống kê KH-CN (Sở KH-CN TPHCM) phối hợp với Công ty TNHH Ewater Engineering tổ chức,
cho thấy công nghệ này được ứng dụng rộng rãi để xử lý nước cho các lò hơi công nghiệp trong các ngành: may mặc, dệt nhuộm, chế biến thực phẩm, bia và nước giải khát, thủy sản, giấy, hạt điều… và rất nhiều lò cho các bếp ăn trong quân đội.
Đại diện Ewater Engineering cho biết, khi vận hành, đun nóng nước trong lò hơi, ngoài lượng nước bay hơi thì kèm theo đó là các chất khoáng, cặn bẩn đi theo nguồn nước đầu vào sẽ tích tụ và lắng xuống dưới.
Các chất cặn bẩn như CaSiO3, CaSO4, CaCO3… kết tủa lại gây ra hiện tượng tắc nghẽn đường ống, làm giảm hiệu suất dẫn nhiệt trong hệ thống, dẫn đến lò hơi bị quá nhiệt gây hư hỏng hoặc nguy hiểm hơn có thể gây nổ.
Thêm nữa, sự tích tụ cặn bẩn trong lò hơi còn dẫn đến việc lớp vỏ kim loại bị ăn mòn, lâu dần sẽ gây rò rỉ hư hại đường ống.
Để xử lý cáu cặn, các công ty chủ yếu sử dụng hóa chất để ngăn ngừa, tẩy cáu cặn, gỉ sét hoặc sử dụng giải pháp vật lý như rửa cao áp, siêu âm hoặc làm mềm các chất bẩn. Đây là những giải pháp có chi phí cao, khó vận hành chính xác.
Nhưng với thiết bị Ewater, thiết bị áp dụng định luật vật lý và trường điện từ, để tạo ra một trường điện từ cảm ứng trong lòng ống.
Với các tần số thay đổi liên tục từ 1,2 - 48 kHz, Ewater cung cấp năng lượng thích hợp để ion hóa nước và các chất gây cáu cặn, rỉ sét, làm cho các chất này mất khả năng bám dính trên đường ống.
Điện từ trường dao động sẽ cung cấp năng lượng để phân tách các phân tử nước, giải phóng electron ra khỏi hydro.
Electron này là chất xúc tác làm cho các chất gây cáu cặn sẽ kết tủa trong nước và trung hòa về điện tích, trôi theo dòng xả đáy ra ngoài…
Một ưu điểm nữa của Ewater là không cần bảo trì, chỉ cần kiểm tra trạng thái hoạt động của nó một cách dễ dàng; tiết kiệm từ 5%-30% năng lượng và giảm 100% chi phí hóa chất.
Công nghệ này đã được Công ty TNHH Ewater Engineering nghiên cứu chuyển giao, lắp đặt cho một số doanh nghiệp như Công ty CP Dược phẩm Nam Hà (Nam Định), Công ty CP Nha Trang Seafood, Công ty Chế biến Thủy Sản Hải Nam, Công ty chế biến Hạt Điều Lafooco và theo ông Lê Trung Hiếu, Giám đốc Ewater Engineering: “Ngoài doanh nghiệp trong nước ứng dụng, thiết bị xử lý cáu cặn Ewater còn được xuất khẩu sang Malaysia và Indonesia”.
Trong hội thảo nói trên, Công ty TNHH Ewater Engineering còn giới thiệu thiết bị xử lý cáu cặn, rong rêu không dùng hóa chất cho các tháp giải nhiệt.
Thiết bị chủ động hút các ion trong nước trước khi đạt bão hòa nên ion này không có cơ hội bám dính vào thiết bị trao đổi nhiệt. Thiết bị mất gần 2 năm nghiên cứu, thử nghiệm này đã được chuyển giao đến nhiều doanh nghiệp trong nước và có định hướng xuất khẩu.
Ông Lê Trung Hiếu cho biết: “Là doanh nghiệp KH-CN nên công ty tập trung nghiên cứu sản phẩm và tìm ra những giải pháp tốt nhất có thể trong lĩnh vực của mình với mục tiêu giá thành thấp hơn, chất lượng cao hơn và đặc biệt hướng đến các mục tiêu xuất khẩu sản phẩm”.
Theo SGGPO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin