Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công máy in 3D 'thực'

11:04, 06/04/2018

Theo phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga, các nhà sinh học và vật lý của nước này đã chế tạo thành công các hạt nano cho phép in ba chiều (3D) các vật thể ở mọi hình dạng và kích thước bằng tia laser hồng ngoại thông thường. 

Theo phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga, các nhà sinh học và vật lý của nước này đã chế tạo thành công các hạt nano cho phép in ba chiều (3D) các vật thể ở mọi hình dạng và kích thước bằng tia laser hồng ngoại thông thường. 

Một công ty 3D của Nga in một ngôi nhà nhỏ trong vòng 24 giờ. Ảnh minh họa. (Nguồn: treehugger.com)
Một công ty 3D của Nga in một ngôi nhà nhỏ trong vòng 24 giờ. Ảnh minh họa. (Nguồn: treehugger.com)


Hướng dẫn lắp đặt máy in 3D dựa trên sáng chế này được công bố trên tạp chí Scientific Reports. 

Cho đến nay, giới khoa học đã phát minh ra hàng chục máy in 3D có khả năng in bằng mọi chất liệu, từ nhựa thông thường cho tới tế bào sống và kim loại nóng chảy.

Tuy nhiên, tất cả các máy in này đều chưa giải quyết được 2 hạn chế, đó là độ phân giải thấp và tốc độ in chậm do máy in 3D hiện có đều in theo cơ chế nhiều lớp. 

Nhà khoa học Kirill Khaidukov thuộc Trung tâm “Tinh thể học và quang học” Viện hàn lâm khoa học Nga, một trong các tác giả của sáng chế mới, đã giải quyết được các hạn chế trên. 

Nhóm tác giả đã tạo nên các hạt nano có khả năng chuyển bức xạ hồng ngoại thành tia cực tím, hỗ trợ quá trình in. 

Cụ thể, nhóm các nhà khoa học Nga dùng các hạt nano cấu tạo từ natri, tullium, ytterbium và flo, cho phép “bắn” tia cực tím vào toàn bộ chiều dày của kết cấu ba chiều, đồng thời dùng bức xạ hồng ngoại là nguồn năng lượng, từ đó đảm bảo khả năng “in” các vật thể mọi kích cỡ. 

Theo ông Khaidukov, sáng chế của nhóm ông có thể áp dụng cho các nguyên liệu polymer hiện có, cho phép sử dụng máy in 3D vào thực tế ngay lập tức. 

Theo ý đồ của nhóm tác giả, phát minh mới có thể được sử dụng trong vẽ laser ba chiều, vi xử lý vật liệu, trong kỹ thuật chụp toàn ảnh (holography) và kỹ thuật chụp lại và tái dựng hình ảnh ba chiều của vật thể.../. 

Theo TTXVN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh