Các nhà khoa học hy vọng phôi một con cừu chứa tế bào gốc của người giúp nhiều người được ghép nội tạng hơn.
Các nhà khoa học hy vọng phôi một con cừu chứa tế bào gốc của người giúp nhiều người được ghép nội tạng hơn.
Một con cừu có thể nuôi sống một bộ phận cơ thể người hoàn thiện? |
Ý tưởng khoa học về việc phát triển một cơ quan của con người bên trong cơ thể một động vật đang tiến đến gần với thực tế hơn khi tuần qua, các nhà khoa học từ ĐH California đã phát triển thành công phôi của một con cừu được tiêm tế bào gốc của người lớn.
Nghiên cứu khoa học ra một sinh vật có chứa tế bào từ 2 loài khác nhau được gọi là “Chimera”. Các nhà nghiên cứu từ ĐH Stanford đã thành công trong việc tạo ra phôi lai người- heo vào năm ngoái.
Cho đến tuần qua, nhóm nghiên cứu từ các trường ĐH ở Mỹ đã tiếp tục phát triển nghiên cứu nhưng lần này là tế bào cừu và người. Mục tiêu của nghiên cứu là để cải thiện tỷ lệ thành công của một chimera và từ đó tăng tỷ lệ thành công của việc cấy ghép nội tạng con người.
Một cách để tạo ra chimera là đưa cơ quan của một động vật này vào cơ thể của một động vật khác, nhưng điều này mang đến nguy cơ cao là cơ thể vật chủ sẽ chối bỏ cơ quan ngoại lai. Một cách khác để tạo ra chimera là bắt đầu từ phôi, đưa các tế bào của một con vật này vào phôi của một con vật khác và cho phép chúng phát triển cùng nhau.
TS. Pablo Ross đại diện cho nhóm nhà khoa học đến từ ĐH California phát biểu trong cuộc họp của Hiệp hội Vì sự tiến bộ của Khoa học ở Austin (Texas) cho hay: “Ngày nay, các cơ quan có sự kết hợp tốt nhất cũng không được kéo dài vì bị hệ thống miễn dịch tấn công, chỉ trừ trường hợp ghép nội tạng từ các cặp sinh đôi”.
Nhóm của TS. Ross đã phát triển phôi của một con cừu trong 3 tuần (21 ngày) và phát hiện ra chimera của người trong cơ thể cừu có một số ưu điểm hơn so với heo, bao gồm cả việc phôi của cừu cũng dễ sản sinh hơn thông qua các kỹ thuật chỉnh sửa gien để sản xuất phôi.
Một GS. về công nghệ sinh học ở động vật nói với The Guardian rằng, nghiên cứu trên là “một bước tiến quan trọng”, nhưng nhóm nghiên cứu của TS. Ross thực tế vẫn ở khá xa so với mục tiêu ban đầu của họ. Đó là việc một cơ thể người có thể phát triển hoàn toàn bình thường trong cơ thể một động vật.
Các phôi mà nhóm của TS. Ross thành công mới chỉ là một tế bào của con người cấy cho 10.000 tế bào cừu. Nếu con số này là 100 thì xác suất thành công mới có thể đáng hy vọng. Ngoài ra, còn có những vấn đề về đạo đức khi sản phẩm chimera mà động vật có trí thông minh giống con người.
”Nếu kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng các tế bào của con người đều đi đến não bộ của động vật, thì chúng ta không bao giờ có thể tiến thêm bước tiến nào về sự nghiệp nghiên cứu này”- TS. Ross nói.
Song, TS. Hiromitsu Nakauchi đến từ ĐH Stanford cũng thuộc nhóm nghiên cứu này nói rằng không chắc về điều bi quan trên: “Sự ‘đóng góp’ của tế bào người rất nhỏ so với phôi của một con cừu, không giống như kiểu một con heo có khuôn mặt hoặc bộ não con người”.
Nhóm nghiên cứu hiện đang được phép để phôi chimera phát triển trong 28 ngày, trong cơ thể của 21 con cừu. TS. Hiromitsu Nakauchi cho hay, trong một cuộc thử nghiệm dài hơn, có lẽ phải lên đến 70 ngày mới có thể đủ thời gian và sức thuyết phục để chứng kiến sự phát triển của cơ quan mất tích sẽ tác động thế nào khi được thay thế bằng tế bào của con người kết hợp trong phôi được biến đổi gien.
TS. Nakauchi lạc quan rằng con người cuối cùng sẽ có thể nhận được các cơ quan được sinh trưởng trong cơ thể động vật trong vòng 5 năm hoặc có thể phải mất tới 10 năm.
“Có thể mất 5 năm hoặc 10 năm nhưng tôi nghĩ rằng cuối cùng chúng ta sẽ có thể làm được điều đó”- TS. Hiromitsu Nakauchi lạc quan.
Dẫu vậy, các nhà hoạt động vì động vật vẫn phản đối nghiên cứu trên. Nhóm các nhà hoạt động mang tên Greenpeace (Hòa bình xanh) đã đeo các mặt nạ cừu để phản đối việc cấy tế bào người vào phôi thai cừu để nghiên cứu ghép tạng cho con người được sinh trưởng trong cơ thể cừu nếu nghiên cứu thành công trong tương lai.
ĐÔNG PHƯƠNG (theo ĐVO)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin