Nghiên cứu mới giúp tăng cường sức khỏe của trứng theo tuổi

09:02, 24/02/2018

Phân tích y học cho biết, phụ nữ rất khó có con sau độ tuổi 35 trở lên, thậm chí không thể. Một nghiên cứu mới của Coleen Murphy (Trường ĐH Princeton) đã xác định được một loại thuốc làm tăng khả năng sống sót của trứng, về mặt lý thuyết làm tăng khả năng sinh sản của phụ nữ từ 3- 6 năm. Nghiên cứu của cô vừa được đăng trên tờ Current Biology.

Phân tích y học cho biết, phụ nữ rất khó có con sau độ tuổi 35 trở lên, thậm chí không thể. Một nghiên cứu mới của Coleen Murphy (Trường ĐH Princeton) đã xác định được một loại thuốc làm tăng khả năng sống sót của trứng, về mặt lý thuyết làm tăng khả năng sinh sản của phụ nữ từ 3- 6 năm. Nghiên cứu của cô vừa được đăng trên tờ Current Biology.

Murphy- GS. sinh học phân tử thuộc Viện Gien tổng hợp Lewis-Sigler- cho biết: “Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của sự lão hóa là mất khả năng sinh sản ở tuổi trung niên.

Cho đến độ tuổi 35 trở đi, phụ nữ bắt đầu cảm thấy bị suy giảm khả năng sinh sản, gia tăng tỷ lệ sảy thai và các dị tật bẩm sinh cho trẻ. Tất cả những vấn đề này được cho là do suy giảm chất lượng trứng, chứ không phải là thiếu trứng”.

Murphy- đồng thời cũng là Giám đốc Phòng Thí nghiệm Paul F. Glenn nghiên cứu người cao niên tại Princeton- chuyên sử dụng giun vi khuẩn, Caenorhabditis elegans để nghiên cứu tuổi thọ. Những giun này có nhiều gien giống con người.

Nicole Templeman và Rachel Kaletsky, các nghiên cứu sinh làm việc trong phòng thí nghiệm của Murphy đã khảo sát một nhóm các protein, protease cathepsin B, hiếm ở những quả trứng chất lượng cao và phổ biến hơn ở trứng bắt đầu phân hủy theo độ tuổi.

Sự tồn tại của thuốc ngăn chặn các protein chính xác cung cấp một cơ hội để kiểm tra hiệu ứng của chúng. Thí nghiệm đã đánh bại cathepsin B hoàn toàn, thành công trong việc làm tăng mức sinh của giun khoảng 10%. Nếu được áp dụng cho con người, có thể kéo dài khoảng thời gian sinh sản từ 3- 6 năm.

Có thể khó tin những con giun có thể có bất cứ điều gì chung với động vật có vú, chứ không phải con người- Murphy thừa nhận. Đó là lý do tại sao cô và Templeman rất vui mừng khi khám phá một nghiên cứu về giống gia súc phát hiện thấy các protein cathepsin B ảnh hưởng đến tế bào trứng C. elegans có cùng vai trò trong bò.

“Chúng tôi tiếp tục tìm ra cùng một gien và hiện chúng tôi đang tìm kiếm cùng một loại thuốc có thể ảnh hưởng đến điều này”- GS Murphy nói.

Sean Curran- GS. Khoa Sinh học thuộc Trường ĐH Southern California Leonard Davis- cho biết: “Nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trên nhiều mặt khác nhau. TS. Murphy và các đồng nghiệp đã sử dụng các bộ dữ liệu phong phú của họ để xác định mục tiêu dược lý nhằm làm giảm sự suy giảm khả năng sinh sản đi kèm với tuổi tác”.

HẢI HUỲNH (nguồn: MedicalXpress)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh