Thiết bị phân phối thuốc điều trị bệnh Glaucoma

03:11, 25/11/2017

Glaucoma- bệnh tăng nhãn áp trực tiếp trong mắt hay còn gọi là cườm nước, ảnh hưởng hơn 60 triệu người trên toàn thế giới, có thể điều trị bằng thuốc nhỏ mắt để giảm bớt sự tích tụ chất lỏng trong mắt phù hợp với tình trạng này

Glaucoma- bệnh tăng nhãn áp trực tiếp trong mắt hay còn gọi là cườm nước, ảnh hưởng hơn 60 triệu người trên toàn thế giới, có thể điều trị bằng thuốc nhỏ mắt để giảm bớt sự tích tụ chất lỏng trong mắt phù hợp với tình trạng này. Nếu bệnh tăng nhãn áp được phát hiện sớm, thuốc nhỏ mắt có thể ngăn ngừa bị mù không hồi phục.

Tuy nhiên, thuốc nhỏ mắt không phải là giải pháp hoàn hảo cho bệnh Glaucoma. Nhiều bệnh nhân cao tuổi bị chứng tăng nhãn áp thường phải nhỏ thuốc mắt đúng giờ, thường từ 3 lần trong ngày tùy theo mức độ.

Ngay cả khi bệnh nhân tuân thủ liều này, phần lớn thuốc chảy vào máu của bệnh nhân, lạc mục tiêu bên trong mắt.

Ths. Tejal Desai- Chủ nhiệm khoa Khoa học kỹ thuật sinh học và Khoa học trị liệu, (Trường Dược và Y khoa UCSF) mới đây đã báo cáo phát triển thành công một thiết bị cấy ghép siêu nhỏ hứa hẹn đơn giản hóa cách mà các loại thuốc tăng nhãn áp được sử dụng hiện nay, giúp ích cho các bệnh nhân bị chứng tăng nhãn áp, đặc biệt là các bệnh nhân lớn tuổi.

Theo đó, thiết bị cấy ghép giúp giảm áp lực mắt ở động vật trong phòng thí nghiệm. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các vật liệu có khả năng phân hủy, từ từ giải phóng thuốc trong khi hòa tan trong mắt.

Theo thiết kế này, “chúng ta có thể nạp đủ lượng thuốc trong thiết bị nhỏ bé này trong hơn 6 tháng”- Desai nói.

Các nhà nghiên cứu đã cấy ghép thiết bị giải phóng thuốc và đo nhãn áp mắt hàng tuần trong 24 tuần. Ngoài một số biến chứng hiếm và nhỏ, thiết bị này đã làm giảm thành công nhãn áp mắt ở động vật trong suốt thời gian nghiên cứu.

“Ngoài những tiến bộ quan trọng trong công thức thuốc nhỏ mắt, thiết bị của chúng tôi làm giảm đáng kể gánh nặng sự tuân thủ đúng liều, đúng lượng của bệnh nhân một cách an toàn và hiệu quả”- Desai nói.

Desai hy vọng thiết bị của bà sẽ nhanh chóng cải thiện cho bệnh nhân. “Các bước tiếp theo sẽ liên quan đến việc nhân rộng, phát triển các quy trình chế tạo thiết bị phù hợp với thực tiễn sản xuất tốt nhất và tiến hành thử nghiệm lâm sàng”- bà nói.

HẢI HUỲNH (Nguồn: Journal of Controlled Release)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh