Theo các nhà khoa học, về cơ bản không thể tồn tại một hành tinh khổng lồ có kích thước quá lớn so với ngôi sao chủ của nó.
Theo các nhà khoa học, về cơ bản không thể tồn tại một hành tinh khổng lồ có kích thước quá lớn so với ngôi sao chủ của nó.
Các nhà khoa học đến từ trường Đại học Queen ở Belfast đã phát hiện ra một hành tinh bất thường - NGTS-1b – đây là hành tinh có tỷ lệ kích thước so với ngôi sao chủ lớn nhất từ trước đến nay.
NGTS-1b là một hành tinh khí khổng lồ cách chúng ta 600 năm ánh sáng, nó có kích thước tương đương với sao Mộc và lại quay xung quanh một ngôi sao chủ nhỏ hơn – có bán kính và khối lượng chỉ bằng một nửa của mặt trời.
Về mặt lý thuyết, những ngôi sao chủ nhỏ như vậy có thể dễ dàng hình thành nên các hành tinh có cấu tạo đá, nhưng không thể tập hợp đủ vật liệu để tạo ra một hành tinh có kích thước như sao Mộc.
Đây là một hành tinh thuộc loại sao Mộc nóng, và ít nhất nó có kích thước lớn bằng sao Mộc trong hệ mặt trời của chúng ta, nhưng khối lượng của nó ít hơn sao Mộc khoảng 20%.
Nó nằm rất gần ngôi sao chủ - khoảng cách từ đó đến ngôi sao chủ chỉ bằng 3% khoảng cách từ Trái Đất đến mặt trời.
Và mỗi chu kỳ quay quanh ngôi sao chủ chỉ mất 2,6 ngày, nói cách khác, một năm trên hành tinh NGTS-1b chỉ kéo dài hai ngày rưỡi. Nhiệt độ trên hành tinh này xấp xỉ 530 độ C.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hành tinh này nhờ Next-Generation Transit Survey – một hệ thống kính viễn vọng nhỏ gọn có trường quan sát rộng được thiết kế để tìm kiếm các hành tinh đang quá cảnh trước các ngôi sao chủ.
Tiến sĩ Daniel Bayliss từ trường Đại học Warwick kiêm trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng: “việc phát hiện ra NGTS – 1b hoàn toàn là một điều rất ngạc nhiên với nhóm nghiên cứu – không ai nghĩ rằng một hành tinh khổng lồ như thế có thể tồn tại xung quanh ngôi sao chủ nhỏ như vậy”.
Đây là ngoại hành tinh đầu tiên được tìm thấy bằng hệ thống kính NGTS mới và nó đang thách thức sự hiểu biết của chúng ta về cách hình thành các hành tinh.
Thách thức hiện nay của chúng ta là tìm ra mức độ phổ biến của các hành tinh kiểu như vậy trong thiên hà, và với hệ thống kính NGTS mới, chúng ta hoàn toàn có thể làm tốt điều đó
Theo TTXVN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin