Khám phá mang lại hy vọng ngăn ngừa chứng mù

05:10, 01/10/2017

Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Macquarie (Sydney, Úc) đã khám phá ra một protein tự nhiên trong cơ thể bảo vệ mắt khỏi bệnh tăng nhãn áp thường gặp và đặc biệt nhạy cảm với oxy hóa qua các yếu tố môi trường như khói thuốc lá.

Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Macquarie (Sydney, Úc) đã khám phá ra một protein tự nhiên trong cơ thể bảo vệ mắt khỏi bệnh tăng nhãn áp thường gặp và đặc biệt nhạy cảm với oxy hóa qua các yếu tố môi trường như khói thuốc lá.

Các nhà nghiên cứu đã xác định protein “neuroserpin” rất quan trọng đối với võng mạc khỏe mạnh, điều chỉnh các enzym khác và duy trì một môi trường bảo vệ tự nhiên trong mắt.

Neuroserpin thuộc về họ của các protein serpins đặc biệt nhạy cảm với oxy hóa thông qua các yếu tố môi trường.

Tác giả chính của nghiên cứu, TS. Vivek Gupta thuộc Khoa Y và Khoa học Sức khỏe, cho biết: “Trong một khoảng thời gian dài, hoạt động của enzym tăng dần dần sẽ tiêu hóa mô mắt và thúc đẩy sự chết của tế bào gây ra các tác dụng bất lợi liên quan đến bệnh tăng nhãn áp (glaucoma), một rối loạn mù lòa lớn nhiều người mắc phải hiện nay.

Một khi neuroserpin bị ngừng hoạt động do lão hóa, bệnh tật hoặc các yếu tố môi trường, không còn có thể bảo vệ mắt và võng mạc và thần kinh thị giác bị tổn thương, dẫn đến thiệt hại không thể đảo ngược được.

“Các nhà khoa học và bác sĩ nhãn khoa luôn luôn tự hỏi những gì gây tổn hại đến thần kinh thị giác ở sau mắt, được quan sát rộng rãi ở bệnh glaucoma.

Phát hiện đột phá của nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu được cơ chế bệnh tật và trả lời một câu hỏi chính mà các nhà khoa học đã thắc mắc nhiều năm qua”- đồng tác giả TS. Mehdi Mirzaei nói.

TS. Gupta cho biết thêm: “Nghiên cứu hợp tác này đã mở ra một hướng nghiên cứu mới về nghiên cứu bệnh tăng nhãn áp, dẫn đến những con đường điều trị mới cho căn bệnh này”.

Các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng phát hiện này để khám phá các kỹ thuật di truyền để tạo ra protein “neuroserpin” đã sửa đổi có khả năng đề kháng với quá trình oxy hóa và làm cho protein có thể tồn tại lâu dài trong mắt để ức chế các enzym gây hại và bảo vệ mắt.

HẢI HUỲNH (Nguồn: MedicalXpress)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh