Sau Harvey là Irma, rồi đến Maria, 3 siêu bão lớn liên tiếp hình thành và càn quét các khu vực phía Tây Đại Tây Dương chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng.
Sau Harvey là Irma, rồi đến Maria, 3 siêu bão lớn liên tiếp hình thành và càn quét các khu vực phía Tây Đại Tây Dương chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng.
Mùa bão 2017 chứng kiến tần suất bất thường của những cơn bão lớn. |
Sau khi Harvey tàn phá Houston, Irma đã xếp hàng phía sau và nhanh chóng trở thành cơn siêu bão mạnh nhất lịch sử trên Đại Tây Dương.
Hiện tại, đến lượt siêu bão Maria tiếp bước và vẫn duy trì cấp 4- 5 sau khi quét qua quốc đảo Dominica, chuẩn bị đổ bộ Puerto Rico cũng như quần đảo Virgin của Mỹ. Dù vậy, theo dự đoán của chuyên gia, sẽ chẳng có gì bất ngờ nếu lại có thêm ít nhất 2 cơn bão nữa.
Theo New York Times (NYT), trong số 13 cơn bão được đặt tên tại Mỹ năm 2017, 7 trận đã trở thành siêu bão. Tình hình tương tự hoặc nghiêm trọng hơn chỉ xảy ra trong 4 mùa bão kể từ năm 1995. Trong số 7 cơn siêu bão này, lại có đến 4 cơn đạt mức cấp 3 trở lên.
Việc các cơn bão nối đuôi nhau diễn ra không phải là hiếm, điều khác biệt của mùa bão 2017 là sự kết hợp của tần suất và cường độ. 6 cơn bão trong cùng một tháng có thể đã từng xảy ra, nhưng 2 cơn bão cấp 4 cùng với 2 cơn bão cấp 5 xảy ra liền nhau được cho là rất bất thường.
Cũng theo NYT, điều bất thường khác là 3 cơn siêu bão cùng di chuyển qua một khu vực chỉ trong 3 tuần, cụ thể là Irma, Jose và Maria cùng đi qua khu vực phía Bắc các đảo Caribe.
Điều gì làm nên sự bất thường này? Theo National Geographic, mùa bão năm nay trở nên đặc biệt vì các điều kiện khí quyển thuận lợi và nhiệt độ nước biển trên bề mặt ấm hơn bình thường.
Theo Trung tâm Dự báo khí hậu, nhiều điều kiện khác nhau, trong đó có gió mùa mạnh phía Tây Châu Phi kết hợp với nhau và khiến cho vùng biển Caribe cũng như một phần của Đại Tây Dương trở thành một khu vực màu mỡ cho các cơn bão, hay còn gọi là khu vực phát triển chính.
Kerry Emanuel- nhà khoa học tại MIT- cho biết, có 2 yếu tố nổi bật khiến mùa bão 2017 trở nên tích cực bất thường.
Đầu tiên là sự khác biệt nhỏ giữa tốc độ gió gần mặt biển và ở trên cao, khiến cho những cơn bão có thể hình thành và duy trì ổn định. Thứ hai, Đại Tây Dương đang cho thấy tiềm năng nhiệt lớn, khiến nước có thể nhanh chóng bay hơi vào trong bão.
Tiềm năng nhiệt có thể coi như một loại giới hạn tốc độ của siêu bão. “Giới hạn tốc độ càng cao, các điều kiện càng thuận lợi cho bão hình thành và bão càng có thể trở nên mạnh hơn”- Emanuel giải thích.
Biến đổi khí hậu cũng là một trong số các yếu tố được xem xét có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơn bão. Dù vậy, những siêu bão không phải là hiện tượng xảy ra quá thường xuyên đủ để các nhà khoa học thu thập dữ liệu nghiên cứu chính xác mối liên quan này.
Việc có nhiều siêu bão hơn cũng không đồng nghĩa với việc số lượng siêu bão đổ bộ đất liền sẽ tăng lên và theo dự báo từ báo cáo khoa học khí hậu của Mỹ, những cơn bão nhiệt đới có cường độ trung bình sẽ có nhiều khả năng tăng cường thành siêu bão hơn trong những thập kỷ tới.
Bên cạnh đó, các siêu bão cũng mang đến lượng mưa lớn hơn trong tương lai, vì không khí ấm hơn có thể giữ lượng nước nhiều hơn. Nhiều nhà khoa học đều đồng ý rằng, lượng mưa kỷ lục của siêu bão Harvey trước đó chủ yếu đến từ nhiệt độ tăng do các hoạt động của
con người.
ĐÔNG PHƯƠNG
[links()]
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin