"Robot phân tử" đầu tiên trên thế giới

07:09, 24/09/2017

Các nhà khoa học thuộc ĐH Manchester vừa tạo ra "robot phân tử" đầu tiên trên thế giới có khả năng thực hiện các công việc cơ bản: tạo ra các phân tử khác.

Các nhà khoa học thuộc ĐH Manchester vừa tạo ra “robot phân tử” đầu tiên trên thế giới có khả năng thực hiện các công việc cơ bản: tạo ra các phân tử khác.

Robot rất nhỏ, có kích cỡ một phần triệu milimet, được lập trình để di chuyển và tạo ra các mặt hàng dạng phân tử, sử dụng cánh tay robot siêu nhỏ.

Mỗi robot riêng biệt có khả năng thao tác một phân tử đơn lẻ và được tạo từ 150 nguyên tử: cacbon, hydro, oxy và nitơ. Một tỷ tỷ những robot này xếp chồng lên nhau sẽ chỉ có cùng kích cỡ với một hạt muối.

Các robot hoạt động bằng cách thực hiện phản ứng hóa học trong các giải pháp đặc biệt sau đó có thể được kiểm soát và lập trình bởi các nhà khoa học để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản.

Trong tương lai các robot như vậy có thể được sử dụng cho mục đích y tế, quy trình sản xuất tiên tiến và thậm chí xây dựng các nhà máy phân tử và dây chuyền lắp ráp- nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature.

GS. David Leigh- trưởng nhóm nghiên cứu- giải thích: “Tất cả vật chất được tạo thành từ các nguyên tử và đó là các khối xây dựng cơ bản hình thành các phân tử. Robot của chúng tôi nghĩa đen là một robot phân tử được tạo bằng các nguyên tử giống như bạn có thể tạo một robot đơn giản từ những viên gạch Lego. Robot có thể đáp ứng một loạt các lệnh đơn giản được lập trình với các đầu vào hóa học. Nó cũng tương tự như cách robot được sử dụng trên dây chuyền lắp ráp xe hơi hay robot ở nhà máy, phiên bản phân tử của chúng tôi có thể được lập trình để định vị và thực hiện theo những cách khác nhau để tạo ra các sản phẩm khác nhau, chỉ ở quy mô nhỏ hơn mức độ phân tử”.

Lợi ích của việc có máy móc nhỏ sẽ giảm đáng kể nhu cầu vật liệu, tăng tốc và cải thiện việc khám phá sản phẩm thuốc, giảm đáng kể yêu cầu về điện năng và tăng nhanh sự thu nhỏ các sản phẩm khác. Vì vậy, các ứng dụng tiềm năng cho robot phân tử rất khác nhau và thú vị.

HẢI HUỲNH (nguồn: Physorg.com)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh