Phát hiện nguồn gốc gây đau thần kinh ở bệnh tiểu đường

05:09, 30/09/2017

Một nghiên cứu mới của Trường King ở London (Anh) cho thấy cơ sở phân tử của chứng đau dây thần kinh mãn tính ở bệnh tiểu đường. 

Một nghiên cứu mới của Trường King ở London (Anh) cho thấy cơ sở phân tử của chứng đau dây thần kinh mãn tính ở bệnh tiểu đường.

Phát hiện trên chuột, vừa được công bố trên Tạp chí Science Translational Medicine, có thể giúp ích cho việc điều trị nhắm mục tiêu vào nguồn gốc của cơn đau.

Khoảng 1/4 người mắc bệnh đái tháo đường xuất hiện tình trạng đau mãn tính do tổn thương dây thần kinh, được gọi là bệnh đau thần kinh ở tiểu đường (PDN), do lượng đường trong máu cao.

Các triệu chứng bao gồm cảm giác châm ngòi và ngứa ran cũng như đau nhức buốt và cực nhạy khi chạm vào bàn chân, bàn tay, có thể lan rộng lên trên chân và cánh tay.

Đau đớn có thể làm giảm đáng kể khả năng vận động, do đó làm trầm trọng thêm chứng béo phì và xấu đi bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong một chu kỳ kéo dài.

PDN rất khó điều trị và nguyên nhân mức độ phân tử chưa được hiểu rõ. Nghiên cứu mới cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thấy một phân tử protein duy nhất- HCN2- chịu trách nhiệm cho một cảm giác phức tạp như đau đớn tiểu đường.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình chuột bệnh tiểu đường để chứng minh hoạt tính quá mức của HCN2, bắt đầu tín hiệu điện trong các sợi thần kinh nhạy cảm, dẫn đến cảm giác đau.

Họ nhận thấy rằng, ngăn chặn hoạt động của HCN2 hoặc loại bỏ nó hoàn toàn từ các sợi thần kinh nhạy cảm đau, đã cắt được hoàn toàn cảm giác đau.

GS. Peter McNaughton, tác giả của nghiên cứu, thuộc Trung tâm Wolfson về các bệnh liên quan đến tuổi tác tại Trường King London, nói: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cơ chế phân tử gây ra đau đớn tiểu đường ở chuột, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp cho những người điều trị bệnh tiểu đường trong tương lai”.

HẢI HUỲNH (Nguồn: Science Translational Medicine Journal)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh