Một hệ thống nhận diện khuôn mặt có thể xác định một người nào đó ngay cả khi khuôn mặt của họ bị che khuất.
Một hệ thống nhận diện khuôn mặt có thể xác định một người nào đó ngay cả khi khuôn mặt của họ bị che khuất.
Hệ thống Nhận diện khuôn mặt ngụy trang (DFI) sử dụng mạng Thông minh nhân tạo (AI) để lập bản đồ các điểm trên khuôn mặt và đưa ra nhận dạng của người dân.
Hệ thống có thể giúp tìm ra tội phạm hoặc bất cứ ai che giấu nhận diện của mình bằng cách che mặt bằng mặt nạ, khăn choàng hoặc kính mát.
Amarjot Singh- nhà nghiên cứu thuộc ĐH Cambridge- cho biết: “Điều này rất thú vị đối với các cơ quan thực thi pháp luật muốn bắt giữ bọn tội phạm. Ứng dụng tiềm năng này vượt xa sức tưởng tượng”.
DFI sử dụng một mạng nơron thần kinh thông minh nhân tạo mà nhóm nghiên cứu đã huấn luyện bằng cách “cho ăn” những hình ảnh của những người sử dụng nhiều dạng ngụy trang để che khuôn mặt của họ.
Những hình ảnh này có sự kết hợp giữa các bối cảnh phức tạp và đơn giản để thách thức AI trong nhiều tình huống khác nhau.
AI nhận dạng người bằng cách đo khoảng cách và góc độ giữa 14 điểm trên khuôn mặt (10 cho mắt, 3 cho môi và 1 cho mũi).
Nó sử dụng những bài đọc này để ước tính cấu trúc khuôn mặt ẩn và sau đó so sánh với những hình ảnh đã học để tiết lộ danh tính đích thực của người đó.
Trong các thử nghiệm ban đầu, thuật toán xác định chính xác 56% những người có khuôn mặt đã được che bằng nón hoặc khăn choàng. Độ chính xác này giảm còn 43% khi khuôn mặt có thêm đeo kính.
Tuy nhiên, công việc vẫn còn trong giai đoạn đầu và thuật toán cần phải được “cho ăn” nhiều dữ liệu hơn trước khi nó có thể được đưa vào thực tế.
Nghiên cứu cũng đã gây ra tranh cãi vì một số lo ngại về quyền riêng tư. Nhóm DFI sẽ trình bày nghiên cứu của họ tại hội nghị Quốc tế IEEE về hội thảo Tầm nhìn máy tính ở Venice (Ý) vào tháng tới.
HẢI HUỲNH (nguồn: Mail Online/Science)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin