Công dụng chữa bệnh bất ngờ của lá trầu

07:06, 11/06/2017

Không chỉ là thành phần chính trong tập tục ăn trầu (để thơm miệng, đỏ môi) có từ lâu đời ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, các chuyên gia sức khỏe cho biết lá trầu còn được dùng để chữa bệnh.

Không chỉ là thành phần chính trong tập tục ăn trầu (để thơm miệng, đỏ môi) có từ lâu đời ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, các chuyên gia sức khỏe cho biết lá trầu còn được dùng để chữa bệnh.

Chữa lành vết thương: Lá trầu là nguồn bổ sung tuyệt vời các chất chống ôxy hóa, giúp làm giảm hiệu quả tình trạng căng thẳng ôxy hóa, từ đó thúc vết thương mau lành hơn. Để thực hiện, hãy bôi nước ép lá trầu lên trên vết thương, sau đó đắp thêm một vài lá trầu rồi băng kín lại. Vết thương sẽ lành chỉ trong 1-2 ngày.

Ảnh: Boldsky
Ảnh: Boldsky

Đau khớp: Lá trầu chứa hàm lượng cao các hợp chất polyphenol, đặc biệt là chavicol có đặc tính kháng viêm tuyệt vời. Thoa nước ép lá trầu lên chỗ đau giúp làm giảm cơn đau do viêm khớp và những vấn đề liên quan đến bệnh này.

Khó tiêu: Lá trầu chứa đầy đủ các đặc tính tốt cho hệ tiêu hóa như bảo vệ dạ dày, chống đầy hơi, kích thích "xì hơi"… Theo đó, nhai lá trầu giúp tiết nước bọt nhiều hơn, tăng cường hấp thu các khoáng chất và dưỡng chất trong thức ăn. Uống nước ép trầu tươi pha với ít nước còn giúp điều trị chứng khó tiêu ngay tức thì.

Hơi thở có mùi hôi: Về phương diện sức khỏe răng miệng, lá trầu có tác dụng kháng khuẩn tiềm tàng. Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh nhai trầu giúp tăng tiết nước bọt, làm giảm sự phát triển của vi khuẩn răng miệng, bằng cách khôi phục nồng độ pH trong miệng.

Giảm cân: Lá trầu giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất, làm tăng bài tiết dịch tiêu hóa, loại bỏ lượng nước dư thừa cũng như chất độc ra khỏi cơ thể.

Thành phần chất xơ dồi dào trong lá trầu còn có công dụng giảm táo bón, giảm mỡ cơ thể. Tất cả những tác động này kết hợp lại sẽ giúp giảm cân lành mạnh.

Đau họng: Tính chất kháng khuẩn và chống viêm của lá trầu khiến nó trở thành liệu pháp tự nhiên chữa cảm cúm và các vấn đề liên quan, như viêm họng và đau họng. Thường xuyên nhai lá trầu với mật ong giúp phòng ngừa tốt chứng viêm họng.

Rối loạn cương dương: Lá trầu còn là vị thuốc có hiệu quả cao trong điều trị chứng rối loạn cương dương nhờ tác dụng làm giãn nở mạch máu. Đây cũng là phương thuốc chống trầm cảm, bằng cách nhai 1 hoặc 2 lá trầu sau bữa ăn.

Theo Báo Cần Thơ

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh