Bệnh nhân đột quỵ có thể điều khiển cánh tay bị liệt bằng ý nghĩ

02:06, 01/06/2017

Bộ thiết bị có tên Ipsihand do các nhà khoa học tại Đại học Washington (Mỹ) vừa phát triển có khả năng "đọc và dịch" tín hiệu não thành cử động, qua đó giúp bệnh nhân đột quỵ tập cho não điều khiển cánh tay bị liệt cử động trở lại theo ý muốn.

Bộ thiết bị có tên Ipsihand do các nhà khoa học tại Đại học Washington (Mỹ) vừa phát triển có khả năng "đọc và dịch" tín hiệu não thành cử động, qua đó giúp bệnh nhân đột quỵ tập cho não điều khiển cánh tay bị liệt cử động trở lại theo ý muốn.

Ảnh: India Today
Ảnh: India Today

Ipsihand bao gồm một mũ trùm đầu có chứa các điện cực thu thập các tín hiệu điện ở não, một máy tính giúp chuyển tiếp tín hiệu và một bao tay đeo quanh cổ tay và bàn tay bị liệt (ảnh).

Trong một thử nghiệm, các nhà khoa học đã tập cho 10 bệnh nhân đột quỵ tương đối nặng sử dụng thiết bị Ipsihand tại nhà, với các cử động cơ bản từ nhỏ như cầm, nắm đến đến lớn như vận động cả cánh tay.

Giáo sư Eric Leuthardt cho biết nhóm nghiên cứu do ông dẫn đầu đã chứng minh thiết bị kết hợp giao diện não-máy tính (BCI) này đã vận dụng vùng não không bị tổn thương để tiếp quản chức năng mà vùng não bị tổn thương đã từng đảm trách.

Cụ thể, bộ thiết bị đã nhận biết được ý định của người đeo đối với bàn tay bị liệt khi thực hiện các động tác mở ra hay nắm lại, hoặc thực hiện cử động cầm đồ vật (2 ngón tay trỏ và giữa chạm vào ngón tay cái).

Theo Báo Cần Thơ 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh