Thiết bị vừa phát điện vừa làm sạch không khí ô nhiễm

06:05, 14/05/2017

Các nhà khoa học Bỉ vừa tạo ra một thiết bị mới vừa tạo ra năng lượng và làm sạch không khí cùng một lúc.

Các nhà khoa học Bỉ vừa tạo ra một thiết bị mới vừa tạo ra năng lượng và làm sạch không khí cùng một lúc.

Thiết bị sử dụng các chất xúc tác để đánh tan sương khói trong thành phố và sản xuất khí hydro có thể sử dụng như một nhiên liệu thân thiện với khí hậu môi trường.

Thiết bị đáng kinh ngạc này chỉ cần ánh sáng mặt trời để hoạt động và có thể là một giải pháp để làm sạch khói bụi một số thành phố lớn trên thế giới.

Các nhà nghiên cứu thuộc Trường ĐH Antwerp và ĐH Leuven (Bỉ) đã tạo ra các pin quang hóa năng lượng mặt trời (PEC) sử dụng các chất xúc tác tạo ra khí hydro khi có không khí ô nhiễm.

“Không khí được lọc sạch ở một bên, trong khi phía bên kia, khí hydro được sản xuất từ một phần của các sản phẩm phân hủy”. TS. Sammy Verbruggen- trưởng nhóm nghiên cứu- cho biết: “Loại khí hydro này có thể được lưu trữ và sử dụng sau này như nhiên liệu, đã được thực hiện ở một số xe buýt chạy bằng hydro”.

Bằng cách này, các nhà nghiên cứu có thể đáp ứng được 2 nhu cầu chủ yếu của xã hội- làm sạch không khí và sản xuất năng lượng thay thế.

“Trước kia, các pin này chủ yếu được sử dụng để chiết xuất hydro từ nước. Chúng tôi khám phá ra rằng, điều này cũng có thể và thậm chí hiệu quả hơn với không khí bị ô nhiễm”- TS Verbruggen cho biết. 

Công nghệ cơ bản tương tự như các tấm pin mặt trời. Nhưng sự khác biệt ở đây là điện không được tạo ra trực tiếp, mà thay vào đó, không khí được làm sạch trong khi năng lượng sinh ra được lưu giữ dưới dạng khí hydro.

TS Verbruggen cho biết: “Chúng tôi hiện đang thực hiện ở quy mô nhỏ vài cm2. Giai đoạn sau, chúng tôi muốn mở rộng công nghệ áp dụng mức độ công nghiệp. Chúng tôi cũng đang nghiên cứu cải tiến vật liệu để có thể sử dụng ánh sáng mặt trời hiệu quả hơn nhằm kích hoạt các phản ứng”, ông nói.

Khí hydro có thể được sử dụng làm nhiên liệu theo 2 cách chính. Thứ nhất, nó có thể được đốt trực tiếp trong động cơ tạo ra nước như một sản phẩm chất thải. Ngoài ra, nó có thể phản ứng với oxy mà không cần đốt để tạo ra điện để vận chuyển như xe chạy bằng hydro.

Các nhà sản xuất xe hơi ngày càng phát triển ôtô chạy bằng hydro hơn là các nhiên liệu như xăng hoặc dầu diesel do tính chất ô nhiễm của nó.

HẢI HUỲNH (nguồn: Mail Online/Science)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh