Các nhà quan sát thiên văn của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện ra một hệ mặt trời thuộc chòm sao Eradinus "giống một cách đặc biệt" với Hệ Mặt Trời của chúng ta.
Các nhà quan sát thiên văn của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện ra một hệ mặt trời thuộc chòm sao Eradinus “giống một cách đặc biệt” với Hệ Mặt Trời của chúng ta.
Ảnh minh họa. |
Theo tờ Independent, phát hiện mới có thể giúp các nhà khoa học tìm hiểu về việc hình thành hành tinh của loài người và các khu vực xung quanh.
Các nhà khoa học cho biết hệ mặt trời quanh ngôi sao Epsilon Eridani “giống một cách đặc biệt” với Hệ Mặt Trời của chúng ta. Với tuổi đời chỉ bằng 1/5 so với Mặt Trời, dường như việc tìm hiểu về nó giống như chúng ta có thể nhìn lại quá khứ.
Nhà thiên văn Massimo Marengo - một trong những tác giả của nghiên cứu khoa học phát hiện ra hệ mặt trời mới này - viết trong một kết luận:
“Ngôi sao này làm chủ một hệ hành tinh đang trải qua chính xác quá trình biến động lớn xảy ra đối với một hệ mặt trời trong thời kỳ non trẻ, lúc đó Mặt Trăng hình thành phần lớn các miệng hố, Trái Đất có được nước trong đại dương và điều kiện thích hợp cho sự sống trên hành tinh được hình thành”.
Tài liệu nghiên cứu khoa học trên đã phân tích dữ liệu thu thập được từ đài quan sát trên không SOFIA - thiết bị có thể chụp được những bức ảnh chi tiết về những ngôi sao ở khoảng cách xa.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ngôi sao trên được vây quanh bởi hai cấu trúc - một vành đai trong và vành đai ngoài, với khoảng trống dường như được tạo nên bởi các hành tinh.
“Chúng tôi có thể tự tin mà nói rằng có hai vành đai bên trong và bên ngoài vây quanh ngôi sao. Xuất hiện một khoảng trống có thể là do các hành tinh tạo nên. Chúng tôi vẫn chưa phát hiện được ra các hành tinh đó. Muốn nhìn thấy chúng sẽ cần phải sử dụng công cụ thế hệ mới, như Kính thiên văn Không gian James Webb 6,5 m được dự kiến hoạt động từ tháng 10/2018”, Marengo cho biết.
Theo Hồng Hạnh/Báo Tin Tức
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin