Chăm sóc sức khỏe răng miệng như đánh răng đúng cách, vệ sinh răng bằng chỉ nha khoa và thường xuyên kiểm tra răng tại phòng khám được chứng minh có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ phát triển nhiều căn bệnh ung thư.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng như đánh răng đúng cách, vệ sinh răng bằng chỉ nha khoa và thường xuyên kiểm tra răng tại phòng khám được chứng minh có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ phát triển nhiều căn bệnh ung thư.
Ảnh: rd.com |
Nhiều nghiên cứu trước kia chỉ ra rằng vi khuẩn gây bệnh răng miệng có thể là yếu tố góp phần phát triển một số bệnh ung thư.
Trong nghiên cứu gần đây, phát hiện của các chuyên gia tại Đại học Buffalo (Mỹ) xác nhận vi khuẩn gây bệnh ở nướu răng có thể khởi phát ung thư vú.
Cụ thể là sau khi kiểm tra dữ liệu sức khỏe của 73.000 phụ nữ mãn kinh, nhóm nghiên cứu phát hiện phụ nữ mắc bệnh về nướu có 14% nguy cơ ung thư vú.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong số những chị em đã bỏ thuốc lá trong 20 năm qua, những người bị bệnh về nướu có đến 63% nguy cơ ung thư vú.
Theo giải thích của các nhà khoa học, vi khuẩn gây bệnh răng miệng có thể xâm nhập hệ tuần hoàn trong cơ thể và gây tổn hại các mô vú.
Trong khi đó, một nghiên cứu khác cho thấy sức khỏe răng miệng kém cũng làm gia tăng nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.
Theo đó, người có hàm lượng vi khuẩn gây bệnh răng miệng P. gingivalis cao có nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến cao hơn 60% so với những người có mức độ vi khuẩn này thấp.
Dữ liệu còn cho thấy vi khuẩn trong miệng A. actinomycetemcomitan cũng làm tăng nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.
Còn theo nghiên cứu hồi năm ngoái, vi khuẩn gây bệnh răng miệng fusobacterium có thể tăng tỷ lệ phát triển ung thư ruột. Vi khuẩn này là "thủ phạm" gây chảy máu nướu và thường xuất hiện trong các khối u ung thư hơn các tế bào bình thường.
Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng vi khuẩn F. nucleatum trong khoang miệng có thể tác động đến quá trình phát triển ung thư thực quản. Sau khi đánh giá ADN ở các mẫu mô ung thư của 325 bệnh nhân, các nhà nghiên cứu tại Đại học Kumamoto (Nhật Bản) ghi nhận những bệnh nhân dương tính với F. nucleatum có thời gian sống sót ngắn hơn những người âm tính với vi khuẩn này.
Giáo sư Hideo Baba – trưởng nhóm nghiên cứu – nhận định vi khuẩn F. nucleatum có liên quan đến sự hình thành và phát triển của bệnh ung thư thực quản.
Theo Báo Cần Thơ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin