Theo nhà vật lý hàng đầu thế giới Stephen Hawking, con người có thể chế tạo được những con tàu vũ trụ có thể bay hàng ngàn năm tới tương lai, tới những hệ thống sao ở rất xa Trái đất.
Theo nhà vật lý hàng đầu thế giới Stephen Hawking, con người có thể chế tạo được những con tàu vũ trụ có thể bay hàng ngàn năm tới tương lai, tới những hệ thống sao ở rất xa Trái đất.
Tàu vũ trụ “Tương đối”- theo lý thuyết phải đạt tới 300.000 km/giây. Còn trong ảnh là Juno- tàu vũ trụ nhanh nhất hiện nay có thể tăng tốc ở mức 265.000 km/h. |
Stephen Hawking khẳng định tới một ngày nào đó con người có thể chế tạo được những con tàu vũ trụ có tốc độ bay gần bằng tốc độ ánh sáng (300.000 km/giây) để làm chậm tốc độ trôi của thời gian đối với những người trong tàu.
Về lý thuyết, điều đó có thể giúp loài người “chinh phục tương lai” thậm chí, từ vũ trụ quay trở lại để phục hồi cuộc sống trên Trái đất nếu xảy ra thảm họa hủy diệt toàn bộ sự sống trên Hành tinh xanh.
GS. Stephen Hawking cho rằng loài người có thể chế tạo được một tàu vũ trụ khổng lồ mang tên “Tương đối” Ông đặt tên con tàu như vậy vì chuyến “Du lịch Thời gian” trên con tàu được thực hiện dựa vào “thuyết Tương đối” của nhà bác học vĩ đại Albert Einstein.
Albert Einstein đã phát hiện ra rằng nếu các vật thể chuyển động với tốc độ rất cao trong vũ trụ thì tốc độ trôi của thời gian đối với các vật thể đó bị chậm lại. Nếu các vật thể chuyển động với tốc độ như các tàu vũ trụ hiện nay thì hiệu ứng đó không đáng kể. Song, nếu tàu vũ trụ tương lai theo giả thiết của Stephen Hawking có thể chuyển động với vận tốc bằng 98% tốc độ ánh sáng thì hiệu ứng đó cực kỳ lớn: một ngày trên tàu sẽ bằng 1 năm trên Trái đất.
Với tốc độ bay như vậy, tàu có thể bay tới rìa dải Ngân hà trong vòng 80 năm đối với những người trong tàu.
Theo tính toán của Stephen Hawking, về mặt lý thuyết, một tàu vũ trụ như trên có thể bay đạt tốc độ hơn 650 triệu dặm/giờ, nhưng tàu sẽ phải rất lớn để mang theo lượng nhiên liệu cần thiết, và sẽ phải mất tới 6 năm bay mới đạt tốc độ tối đa. Trong 2 năm đầu, tàu chỉ có thể bay với tốc độ bằng 50% tốc độ ánh sáng, 2 năm tiếp theo bằng 90% và tới 2 năm tiếp theo đó mới đạt tốc độ 98% tốc độ ánh sáng.
Ngược với hành trình về tương lai, một số nhà khoa học cho rằng có thể đi ngược về quá khứ bằng cách sử dụng các lỗ sâu (wormholes), cửa ngõ nối các phần khác nhau của vũ trụ, tạo ra các “lối đi tắt” ngược thời gian về quá khứ hoặc vượt lên trước về tương lai. Theo lý thuyết, các lỗ hổng đó tồn tại ở mức độ quantum, nhỏ hơn cả nguyên tử. Bởi vậy, thách thức đặt ra là làm thế nào làm rộng lỗ hổng đó để con người có thể chui qua.
GS. Stephen Hawking bác bỏ ý kiến trên và cho rằng du lịch ngược thời gian về quá khứ sẽ tạo ra “nghịch lý khoa học điên khùng” mà theo đó, một nhà nghiên cứu có thể đi ngược lại thời gian và bắn chết bản thân anh ta trong quá khứ. Điều đó đặt ra câu hỏi là ai bắn? Bởi lẽ, nếu anh ta đã chết từ trước rồi thì làm sao còn có thể có anh ta để mà đi ngược lại thời gian để bắn?
Theo GS. Stephen Hawking, không thể có loại máy thời gian giúp đi ngược lại quá khứ như vậy vì nó vi phạm quy tắc cơ bản: “nhân trước quả sau.” Bởi vậy, ông không tin rằng con người có thể đi ngược lại quá khứ dù là sử dụng lỗ sâu hay bất kỳ biện pháp nào khác.
|
Theo thuyết Tương đối hẹp Einstein, thời gian trôi nhanh hay chậm tùy thuộc vào bạn chuyển động tương đối bao nhanh so với vật khác. Nếu tiến gần đến tốc độ ánh sáng, một người bên trong một phi thuyền vũ trụ sẽ già đi chậm hơn nhiều so với người anh em song sinh còn ở nhà. Theo thuyết tương đối rộng Einstein, lực hấp dẫn có thể là bẻ cong thời gian. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng giãn nở thời gian theo lực hấp dẫn, nói nôm na là vật nào càng gần tâm Trái đất thì thời gian đối với nó càng trôi chậm. |
ĐÔNG PHƯƠNG
(Theo khoahoc.tv)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin