Các nhà khoa học ở Đức đang thực hiện cái gọi là "Mặt trời nhân tạo lớn nhất thế giới". Cấu trúc giống như tổ ong khổng lồ, được gọi là thí nghiệm "Synlight", sử dụng 149 đèn sân khấu lớn thường thấy trong các rạp chiếu phim để mô phỏng ánh sáng mặt trời.
Các nhà khoa học ở Đức đang thực hiện cái gọi là “Mặt trời nhân tạo lớn nhất thế giới”. Cấu trúc giống như tổ ong khổng lồ, được gọi là thí nghiệm “Synlight”, sử dụng 149 đèn sân khấu lớn thường thấy trong các rạp chiếu phim để mô phỏng ánh sáng mặt trời.
Nhóm hy vọng thí nghiệm giúp làm sáng tỏ các phương pháp mới tạo ra nhiên liệu thân thiện với khí hậu.
Họ tập trung mạng lưới đèn hồ quang ngắn xenon trên một điểm có diện tích 20 x 20cm. Bằng cách đó, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Không gian vũ trụ Đức (DLR) sẽ có thể tạo ra lượng bức xạ mặt trời tương đương 10.000 lần so với ánh sáng mặt trời chiếu trên cùng diện tích.
GS. Bernard Hoffschmidt- Giám đốc Nghiên cứu DLR- cho biết: “Nếu bạn đi vào phòng khi đèn được bật, bạn sẽ bị đốt cháy trực tiếp”.
Cuộc thử nghiệm sử dụng điện trong 4 giờ nhiều bằng với một hộ gia đình 4 người sử dụng điện trong một năm. Các điều kiện giống lò đốt mà năng lượng này tạo ra đạt đến nhiệt độ 3.000oC.
Ánh sáng mặt trời thường thiếu ở Đức vào thời điểm này trong năm nay và Chính phủ Đức là một trong những nhà đầu tư lớn nhất thế giới về năng lượng tái tạo.
Lĩnh vực nghiên cứu của nhóm sẽ tập trung vào làm thế nào để tạo ra hydro một cách hiệu quả, bước đầu tiên hướng đến việc tạo nhiên liệu nhân tạo cho máy bay.
GS.Hoffschmidt nói: “Chúng ta cần hàng tỷ tấn hydro nếu chúng ta muốn lái máy bay và ôtô bằng nhiên liệu không CO2. Biến đổi khí hậu đang tăng tốc, vì vậy chúng ta cần phải đẩy mạnh sự đổi mới”.
HẢI HUỲNH
(Nguồn: Mail Online/Science)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin