Các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học bang Oregon (OSU) của Mỹ đã phát triển loại pin đầu tiên trên thế giới chỉ sử dụng các ion hydronium (H3O+) như một hạt mang điện tích.
Các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học bang Oregon (OSU) của Mỹ đã phát triển loại pin đầu tiên trên thế giới chỉ sử dụng các ion hydronium (H3O+) như một hạt mang điện tích.
Ảnh minh họa. (Nguồn: play.google.com) |
Việc phát triển loại pin tiên tiến này được đánh giá sẽ mở ra hy vọng lưu trữ năng lượng công suất lớn và bền vững.
Hydronium, còn được gọi là H3O+, là một ion điện tích dương được tạo ra khi một proton được thêm vào một phân tử nước.
Các nhà khoa học đến từ OSU đã chứng minh được rằng các H3O+ có thể được lưu trữ trong một thiết bị điện cực gồm phân tử dianhydridem perylenetetracarboxylic, hay là PTCDA. Điều này góp phần giúp pin bền hơn.
Bên cạnh đó, loại pin này không sử dụng lithium hay natri và kali để mang điện tích, mà chỉ sử dụng axit như chất điện phân.
Do lượng axit trong tự nhiên rất phong phú, nên loại pin này sẽ có khả năng tái tạo cao và bền vững.
Các nhà khoa học cho rằng dù loại pin này không thể sử dụng trong ôtô điện, nhưng nó mở ra cơ hội giúp các nhà nghiên cứu có hướng đi mới trong việc tìm ra giải pháp thay thế mới để lưu trữ năng lượng, đặc biệt là các pin được sử dụng trong các khu trữ điện được lấy từ những nguồn năng lượng thay thế như năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời, dùng để dự phòng hoặc trong các trường hợp khẩn cấp./
Theo TTXVN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin