Nước đầu tiên tại Châu Á ngăn chặn được HIV lây từ mẹ sang con

07:02, 13/02/2017

Tháng 6 năm ngoái, Thái Lan đã trở thành quốc gia Châu Á đầu tiên ngăn chặn được HIV lây nhiễm từ mẹ sang con. Nhưng phải tới bây giờ, một nghiên cứu mới kịp đăng trên Tạp chí Paediatrics and International Child Health để phân tích về thành công của họ.

Quyết tâm của chính phủ Thái Lan thể hiện được vị thế của quốc gia này trong tương lai.

Tháng 6 năm ngoái, Thái Lan đã trở thành quốc gia Châu Á đầu tiên ngăn chặn được HIV lây nhiễm từ mẹ sang con. Nhưng phải tới bây giờ, một nghiên cứu mới kịp đăng trên Tạp chí Paediatrics and International Child Health để phân tích về thành công của họ.

Quyết tâm của chính phủ Thái Lan đã thể hiện được vị thế của quốc gia này trong tương lai.
Quyết tâm của chính phủ Thái Lan đã thể hiện được vị thế của quốc gia này trong tương lai.

Tác giả nghiên cứu là những nhà khoa học đến từ chính ĐH Chulalongkorn ở Bangkok. Họ đã chia sẻ những bí quyết, giúp Thái Lan giảm được tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con rất cao: 20- 40% trong khoảng giữa năm 1990 xuống còn 1,9% vào năm 2015.

Các tác giả nghiên cứu phân tích: Thái Lan ngăn chặn thành công lây nhiễm HIV từ mẹ sang con chủ yếu nhờ vào việc thực hiện rất tốt chỉ dẫn chiến lược của WHO. Các chiến lược này tập trung vào 4 chân kiềng: 1. Phòng ngừa HIV lây nhiễm cho những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. 2.

Ngăn ngừa có thai ngoài ý muốn ở phụ nữ sống chung với HIV. 3. Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ở phụ nữ mang thai đã nhiễm HIV. 4. Cung cấp điều trị, chăm sóc y tế và hỗ trợ thích hợp cho những phụ nữ và trẻ em sống chung với HIV.

Hơn nữa, một điểm mấu chốt là Thái Lan thực hiện những chiến lược này từ rất sớm, với sự vào cuộc quyết liệt của chính phủ thể hiện bằng những cam kết chính sách, đầu tư công mạnh mẽ, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và cả xã hội.

Từ những năm 1990, Thái Lan đã có rất nhiều sáng kiến và chiến dịch truyền thông siêu thành công về HIV/AIDS. Những chiến dịch nhắm đến việc khuyến khích người dân sử dụng bao cao su, cung cấp thông tin về nguy cơ lây truyền và giới thiệu xét nghiệm đối với phụ nữ mang thai và sau khi sinh.

Chi tiêu và đầu tư chính phủ với các chương trình HIV/AIDS cũng tăng mạnh: Từ 684.000 USD trong năm 1988, lên 82 triệu USD vào năm 1997.

Thành công trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc trước khi sinh ở Thái Lan cũng là một chìa khóa quan trọng. Chất lượng và tỷ lệ phụ nữ nhận được các dịch vụ này rất cao. Trong lần khám đầu tiên, những phụ nữ có thể thực hiện xét nghiệm HIV tự nguyện, với kết quả có ngay trong ngày.

Ở lần tái khám tiếp theo trong thời kỳ mang thai, người phụ nữ tiếp tục được xét nghiệm HIV một lần nữa. Nếu kết quả dương tính, người mẹ mang thai nhiễm HIV sẽ được cung cấp điều trị kháng vi rút (ARV) ngay lập tức.

Một thay đổi trong luật pháp đã thúc đẩy sản xuất thuốc điều trị HIV phi thương mại. Do đó, chi phí để điều trị ngày nay đã thấp hơn rất nhiều.

Dịch vụ Tư vấn tại các phòng khám tiền sản cũng góp một vai trò nữa, thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp ngừa thai kép cho phụ nữ nhiễm HIV. Kết quả là Thái Lan đã ngăn ngừa được đáng kể tỷ lệ phụ nữ có HIV mang thai ngoài ý muốn.

Tác giả của nghiên cứu là GS. Usa Thisyakorn chia sẻ: “Thái Lan đã đạt được mục tiêu của WHO về loại bỏ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, bằng những nỗ lực phối hợp từ rất sớm của tất cả các ngành, các cấp và cả xã hội”.

Bài học từ sự phối hợp ấy sẽ trở thành kinh nghiệm đáng học tập cho nhiều quốc gia khác. Bà nói: “Trẻ em là tương lai của đất nước. Cho nên, cách mà một đất nước giải quyết những vấn đề đe dọa tới lớp trẻ, sẽ cho thấy sức mạnh và vị thế của đất nước ấy trong tương lai”.

Khi tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con thấp hơn 2%, tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ công nhận một quốc gia ngăn chặn thành công con đường lây nhiễm này.

ĐÔNG PHƯƠNG (Theo Khoahoctv)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh