Trong nỗ lực kiềm chế tác động xấu của sản xuất giấy đến môi trường, một nghiên cứu mới vừa phát triển một loại giấy in với… ánh sáng, có thể in được với ánh sáng UV, tẩy xóa bằng cách làm nóng đến 120°C và có thể viết lại hơn 80 lần.
Trong nỗ lực kiềm chế tác động xấu của sản xuất giấy đến môi trường, một nghiên cứu mới vừa phát triển một loại giấy in với… ánh sáng, có thể in được với ánh sáng UV, tẩy xóa bằng cách làm nóng đến 120°C và có thể viết lại hơn 80 lần.
Bí quyết để in ấn với ánh sáng nằm trong hóa học thay đổi màu sắc của các hạt nano, một lớp phủ mỏng có thể dễ dàng áp dụng cho giấy thông thường để biến nó thành phiên bản ánh sáng có thể in được.
Lớp phủ mới bao gồm 2 loại hạt nano: làm bằng màu xanh phổ, không đắc, sắc tố xanh phổ không độc có thể chuyển thành không màu khi nó có được các hạt electron; và titanium dioxide (TiO2)- một vật liệu xúc tác quang học, làm phản ứng hóa học nhanh hơn khi tiếp xúc với ánh sáng cực tím.
Khi các hạt nano xanh phổ và TiO2 được trộn đều và phủ lên giấy, giấy trơn xuất hiện màu xanh rắn. Để in văn bản hoặc hình ảnh, giấy được cho tiếp xúc với ánh sáng cực tím, kích thích các hạt nano TiO2. Những hạt nano sau đó nhả các hạt electron được chọn từ các hạt nano xanh phổ lân cận, giúp chuyển từ màu xanh sang không màu.
Nhà nghiên cứu, Wenshou Wang và các cộng sự thuộc Trường ĐH Sơn Đông (Trung Quốc); ĐH California, Riverside và Phòng Thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley, đã xuất bản một bài báo trên giấy có thể viết lại và in với ánh sáng được phát hành trên tờ Nano Letters.
“Ý nghĩa lớn nhất của công trình chúng tôi là sự phát triển một loại hệ thống mới chuyển màu hình ảnh ngược trạng thái rắn để sản xuất một loại giấy có thể viết lại và in ánh sáng mà không cần dùng mực cảm nhận và trông giống với giấy thông thường, đặc biệt có thể được in và xóa nhiều lần mà không cần bổ sung mực”, Yadong Yin, GS. hóa học thuộc Trường ĐH California, Riverside, nói với trang tin điện tử Phys.org. “Công việc của chúng tôi được cho là có giá trị rất lớn về kinh tế và môi trường đối với xã hội hiện đại”- ông nói thêm.
HẢI HUỲNH
(Nguồn: Physorg.com/Nanotechnology)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin