Bê tông uốn cong- loại vật liệu có thể tạo ra cách mạng trong ngành xây dựng

05:02, 25/02/2017

Các nhà nghiên cứu từ ĐH Công nghệ Nanyang (NTU) của Singapore đang phát triển một loại bê tông có khả năng uốn cong. Liệu loại vật liệu này có khả năng tạo nên cách mạng trong xây dựng?

Các nhà nghiên cứu từ ĐH Công nghệ Nanyang (NTU) của Singapore đang phát triển một loại bê tông có khả năng uốn cong. Liệu loại vật liệu này có khả năng tạo nên cách mạng trong xây dựng?

Không chỉ “dẻo” hơn mà ConFlexPave còn chịu lực tốt hơn bê tông truyền thống.
Không chỉ “dẻo” hơn mà ConFlexPave còn chịu lực tốt hơn bê tông truyền thống.

Bê tông, vật liệu được hình thành từ việc kết hợp xi măng, cốt liệu như sỏi, cát và nước. Từ thời kỳ La Mã cổ đại, con người đã biết dùng bê tông tự nhiên (1 dạng bê tông có phụ gia là dung nham núi lửa) để xây dựng những công trình cho đế chế của mình.

Bê tông thật sự được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng kể từ năm 1870, dưới dạng kết hợp bê tông cốt thép. Tuy nhiên, trải qua hơn 1 thế kỷ, bê tông đã hiện lên những nhược điểm như trọng lượng lớn, đàn hồi kém và gây ra nhiều vấn nạn về ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, việc sử dụng bê tông như một vật liệu chủ yếu đã gây ra vấn nạn ô nhiễm môi trường nặng nề.

Việc ra đời bê tông cốt sợi thủy tinh như một bước ngoặt, tuy nhiên loại bê tông này mới chỉ nhẹ và dễ tạo hình nhờ cốp pha, khả năng chịu lực và tính thân thiện môi trường vẫn chưa được cải thiện.

Trong hoàn cảnh đó, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Công nghệ Nanyang đã nghiên cứu thành công loại bê tông có tên ConFlexPave cùng khả năng chịu lực uốn siêu hạng và giảm thiểu sự phát thải ra môi trường xung quanh.

Với thành phần bao gồm xi măng, cát và sỏi được nghiền nhỏ, một số phụ gia như phụ gia siêu dẻo, phụ gia hỗ trợ đẩy nhanh thời gian đông cứng, ConFlexPave được thêm vào các vi sợi polymer để làm tăng khả năng chịu lực nhưng đồng thời cũng mềm dẻo hơn bê tông thông thường.

“Loại bê tông mới được hình thành có khả năng chịu tác động lớn hơn gấp 4 lần bê tông thông thường. Nhờ tính cơ động của nó, các cơ sở có thể chế tạo theo khuôn mẫu, phù hợp với hình thức xây dựng lắp ghép, giúp giảm giá thành nhân công và giảm tác động đến môi trường. Mặt khác, do những cốt liệu như sỏi và cát được nghiền nhỏ cùng hỗ trợ từ vi sợi polymer nên loại bê tông này mỏng hơn rất nhiều so với bê tông thông thường”- GS. Chu Jan- người đứng đầu dự án cho biết.

Phải mất một thời gian nữa loại bê tông này mới được đưa vào sử dụng, tuy nhiên, tính năng ưu việt của nó là một sự hứa hẹn tuyệt vời cho tương lai của nền xây dựng và kiến trúc.

ĐÔNG PHƯƠNG (theo khoahoc.tv)

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh