"Trái tim robot mềm" giúp cứu sống bệnh nhân suy tim

05:01, 21/01/2017

Một cuộc cách mạng mới- "trái tim robot mềm" vừa như một chiếc găng tay bao quanh trái tim có thể giúp nhiều người bị suy tim.

Một cuộc cách mạng mới- “trái tim robot mềm” vừa như một chiếc găng tay bao quanh trái tim có thể giúp nhiều người bị suy tim.

Theo cơ chế hoạt động thông thường, tim bơm máu bệnh nhân qua khắp cơ thể bằng cách sử dụng cánh quạt. Nhưng vấn đề này đem lại nguy cơ đông máu. Do đó, cần được kiểm soát bằng cách sử dụng các loại thuốc làm loãng máu.

Thiết kế mới vừa với bên ngoài trái tim của bệnh nhân giống như một chiếc găng tay, sẽ giúp tim co bóp, hỗ trợ cho nhịp đập.

Đây là một thiết bị silicon mềm, “ôm” lấy trái tim bị tổn thương. Cấu trúc được thiết kế bắt chước cấu trúc cơ thể mềm mại. Nó có thể co cứng và giãn nỡ khi thổi phồng với áp suất không khí.

Khoảng 41 triệu người trên toàn thế giới bị suy tim, thường phát bệnh sau khi bị cơn đau tim. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đối với những người trên 65 tuổi, và các chuyên gia dự đoán số lượng người cao tuổi bị bệnh này sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2060.

Tim nhân tạo- còn được gọi là thiết bị hỗ trợ tâm thất- có nhược điểm khi tiếp xúc thường xuyên với máu. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, máu đông và đột quỵ. Nó cũng phá vỡ các đường cong bình thường của tim và làm thay đổi cách thức co lại.

Trong nghiên cứu, thiết bị mới này giúp phục hồi lưu lượng máu ở 6 con heo sau khi tim ngừng đập. Thiết bị này cũng có thể được “tinh chỉnh” để co bóp dạng xoắn hoặc co thắt bên phải hay bên trái tâm thất tim.

Điều này rất quan trọng vì trong nhiều trường hợp suy tim mãn tính, chỉ một phần trái tim bị ảnh hưởng. Công việc cần tiếp theo là sử dụng công nghệ này ở người, các tác giả nói.

Tác giả chính là Ellen Roche- Trường ĐH Harvard và Trường ĐH Quốc gia Ireland cho biết: “Nghiên cứu này cho thấy, lĩnh vực robot học mềm ngày càng tăng có thể được áp dụng cho các nhu cầu lâm sàng và có khả năng làm giảm gánh nặng bệnh tim, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân”.

HẢI HUỲNH (nguồn: Science Translational Medicine)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh