"Lá nhân tạo" có thể sản xuất dược phẩm nhờ ánh nắng

01:12, 27/12/2016

Bằng cách mô phỏng quá trình quang hợp tự nhiên của lá cây, các nhà khoa học Hà Lan vừa phát triển thành công "lá nhân tạo" có tiềm năng sản xuất dược phẩm bằng năng lượng Mặt trời (NLMT).

Bằng cách mô phỏng quá trình quang hợp tự nhiên của lá cây, các nhà khoa học Hà Lan vừa phát triển thành công "lá nhân tạo" có tiềm năng sản xuất dược phẩm bằng năng lượng Mặt trời (NLMT).

 Lá cây nhân tạo do nhóm nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Eindhoven (Hà Lan) phát triển.
Lá cây nhân tạo do nhóm nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Eindhoven (Hà Lan) phát triển.

Các chuyên gia tại Đại học Công nghệ Eindhoven cho biết "nhà máy hóa học" hình lá cây này được chế tạo từ các vật liệu gọi là bộ tập trung NLMT phát quang (LSC), có tính năng thu nhận ánh nắng tương tự như lá thật.

Cụ thể là các phân tử nhạy sáng trong LSC có thể thu nhận và chuyển đổi ánh nắng thành một màu đặc trưng, sau đó dẫn nó tới mép ngoài thiết bị thông qua các "gân lá".

Đó là những khe nhỏ được thiết kế đặc biệt, vừa đảm nhiệm chức năng truyền dẫn ánh sáng vừa là nơi để bơm hóa chất (điều chế thuốc) vào trong.

Bằng cách này, "lá nhân tạo" được xem như một nhà máy sản xuất dược phẩm thu nhỏ có thể dùng ở bất cứ đâu còn thiếu thốn phòng thí nghiệm, miễn là ở đó có ánh nắng để kích hoạt các phản ứng hóa học.

"Sử dụng máy phản ứng như thế này đồng nghĩa bạn có thể điều chế thuốc ở mọi nơi, như thuốc sốt rét ngay trong rừng hay thuốc paracetamol trên Sao Hỏa " – nhà nghiên cứu Timothy Noel cho biết.

Theo nhóm phát triển, sáng chế mới rẻ tiền và bền vững hơn phương pháp kích hoạt các phản ứng hóa học dùng trong sản xuất thuốc hiện nay, vốn đòi hỏi sử dụng nhiều hóa chất độc hại và năng lượng (thường là từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch).

Theo Cần Thơ Online

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh