Dùng "đất thông minh" xây nhà trên sao Hỏa

06:11, 19/11/2016

Các nhà khoa học và các kiến trúc sư cùng hợp tác để tạo ra một loại vật liệu mới được gọi là "xi măng sinh học" (biocement), sử dụng các tế bào được biến đổi để tăng cường nền đất xung quanh dựa trên các tương tác với môi trường.

Các nhà khoa học và các kiến trúc sư cùng hợp tác để tạo ra một loại vật liệu mới được gọi là “xi măng sinh học” (biocement), sử dụng các tế bào được biến đổi để tăng cường nền đất xung quanh dựa trên các tương tác với môi trường.

Ở Trái đất, điều này có thể làm cho kỹ thuật xây dựng tiết kiệm được cả về năng lượng và carbon âm tính; còn trên sao Hỏa, nó có thể cung cấp cơ sở cho việc giải quyết chỗ ở của con người.

Các nhà nghiên cứu đến từ Trường ĐH Newcastle và Northumbria. Trưởng nhóm- GS. Thiết kế kiến trúc Martyn Dade-Robertson- đã xác định được hàng chục gien ở vi khuẩn E. coli được quy định bởi áp lực 10atm- 10 lần so với áp lựa mực nước biển.

Điều này cho phép nhóm biến đổi vi khuẩn tạo ra một mạch gien, biến các vi khuẩn điều chỉnh để tạo ra biocement.

“Chúng tôi đang cố gắng tạo ra một loại vật liệu đáp ứng những ứng dụng kiến trúc rộng rãi, ví dụ như tạo nền móng cho các tòa nhà mà không cần phải đào và đóng trụ bê tông”,- Dade-Robertson nói.

Bước đột phá này được đưa ra chỉ 2 năm sau khi các nhà nghiên cứu cho rằng, vật liệu xây dựng biến đổi sinh học có thể được sử dụng xây dựng trên sao Hỏa- một bài báo đăng trên tạp chí của Hiệp hội liên hành tinh Anh cho biết.

Chi phí sẽ quá đắt nếu chở vật liệu xây dựng đến hành tinh Đỏ và cho đến nay không thể sản xuất ra xi măng- canxi cacbonat từ các hóa thạch của sinh vật biển.

Ước tính, tốn khoảng 50.000 bảng Anh/pound để vận chuyển vật liệu xây dựng từ Trái đất đến sao Hỏa, các vi sinh vật thì dễ vận chuyển hơn nhiều.

“Các nhà nghiên cứu cho rằng, điều này có thể cách mạng hóa việc xây dựng trên Trái đất và khi việc sản xuất canxi cacbonat cô lập carbon dioxide, nó có thể làm cho hệ thống sạch hơn, hiệu quả hơn”, theo trang tin Inverse.

HẢI HUỲNH (Nguồn: Mail Online/Science)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh