Máy giặt, tủ lạnh, lò vi sóng, nồi cơm điện... nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách có thể hỏng sớm hơn dự kiến.
Máy giặt, tủ lạnh, lò vi sóng, nồi cơm điện... nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách có thể hỏng sớm hơn dự kiến.
BVL_image001.jpg |
Máy giặt: Bạn không nên đặt các vật nặng lên trên máy giặt, đặc biệt không đứng hoặc ngồi trên đó. Khi bỏ quần áo vào máy, bạn cần kiểm tra túi cẩn thận, tránh để quên đồ điện tử hay vật kim loại. Ngoài ra, bạn nên sử dụng đúng loại bột giặt, nước xả phù hợp với máy giặt. Chất rửa tạo bọt quá nhiều có thể gây hỏng máy.
Cách vệ sinh máy giặt: Bạn nên thường xuyên lau chùi miếng đệm cao su trong máy, rửa sạch bụi bẩn ở hộp đựng bột giặt và lau khô để ngăn ngừa nấm mốc. Nếu máy giặt không có chương trình tự làm sạch, bạn nên vệ sinh thủ công khoảng một tháng/lần. Cách làm: Cho vào máy giặt một ít nước chanh, giấm hoặc chất tẩy rửa, sau đó chạy hết chu trình giặt ở chế độ nước nóng nhất kèm thêm một lần rửa để loại bỏ mùi hôi, vết bẩn trong máy.
Tủ lạnh: Khi mới mua tủ lạnh, bạn nên vận chuyển nó theo hướng thẳng đứng. Nếu nghiêng quá 40 độ, dầu máy nén có thể bị rò rỉ ra ngoài và làm hỏng toàn bộ hệ thống. Ngoài ra, bạn không nên khởi động máy ngay, mà nên chờ khoảng 4-6 tiếng sau khi vận chuyển.
Đựng thực phẩm trong tủ lạnh: Bạn không nên để các món ăn còn nóng vào tủ lạnh. Tủ lạnh cần được ngắt điện trước khi vệ sinh. Lưu ý, bạn cần làm sạch mặt sau của tủ lạnh.
Nồi cơm điện: Bạn cần nhớ lau khô phần ruột nồi trước khi cho vào nấu để ngăn ngừa chập điện. Mặt trong và mặt ngoài của nắp nồi cũng cần thường xuyên lau sạch bụi bẩn, dầu mỡ dư thừa tích tụ.
Cách vệ sinh ruột nồi cơm điện: Không sử dụng miếng cọ bằng kim loại để vệ sinh ruột nồi vì nó có thể làm xước bề mặt bên trong. Thay vào đó, bạn chỉ nên rửa nồi với miếng bọt biển mềm. Ngoài ra, bạn nên cho nguyên liệu dưới mức công suất tối đa.
Máy rửa bát: Luôn xếp bát đĩa theo chiều úp xuống, có khoảng nhỏ để chúng không chạm vào nhau và không cản trở hoạt động quay của các vòi phun nước. Trước khi xếp bát vào máy rửa, bạn nên loại bỏ hết thức ăn thừa và dầu mỡ. Lưu ý, bạn cần bỏ hết những miếng dán có trên bát, đĩa, cốc vì chúng có thể làm tắc bộ lọc máy.
Lò vi sóng: Khi nấu đồ ăn nhẹ, tốt nhất bạn nên đặt một ly nước trong lò vi sóng. Nước sẽ hấp thụ một số bức xạ của lò vi sóng và cho kết quả tốt hơn. Lưu ý, không đặt bất cứ vật gì lên nóc lò vi sóng, đặc biệt là khu vực lưới thông gió.
Ngoài ra, bạn không nên sử dụng các loại bát, đĩa không thích hợp cho lò vi sóng để tránh gây cháy, nổ. Không làm nóng sản phẩm lâu hơn cần thiết. Loại bỏ thức ăn, dầu mỡ tích tụ trong lò vi sóng bằng khăn mềm.
Máy nướng bánh: Hãy đảm bảo bạn không để máy nướng bánh ở gần khu vực có nước và không sử dụng máy bằng tay ướt. Giữ máy tránh xa các vật dễ cháy như rèm cửa. Lò nướng dùng để chế biến bánh mì khô và bánh ngọt, không sử dụng với các loại bánh mì có bơ, kem. Nếu sử dụng máy thường xuyên, bạn nên làm sạch bộ phận bên trong lò, loại bỏ mảnh vụn bánh mì ít nhất một lần/tuần. Lưu ý, rút điện trước khi làm sạch.
Máy xay cầm tay: Không xay thực phẩm quá nóng mà nên để chúng nguội khoảng 70-80 độ C. Để làm sạch máy xay, bạn nên sử dụng miếng vải ẩm. Lưu ý, không được để nước lọt vào bộ phận phía trong máy, không để máy bật quá lâu, tốc độ cao vì có thể làm nóng động cơ.
Theo Phương Mai (Zing)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin