"Chiếc cầu" nối máy tính lượng tử đầu tiên trên thế giới

09:10, 23/10/2016

Các máy tính lượng tử siêu nhỏ có khả năng thực hiện các phép tính nhanh hơn 100 triệu lần so với máy tính thông thường. Song, các nhà khoa học gặp khó trong việc nâng cao các hệ thống này đến kích cỡ hữu ích cho các ứng dụng như trí thông minh nhân tạo (AI).

Các máy tính lượng tử siêu nhỏ có khả năng thực hiện các phép tính nhanh hơn 100 triệu lần so với máy tính thông thường. Song, các nhà khoa học gặp khó trong việc nâng cao các hệ thống này đến kích cỡ hữu ích cho các ứng dụng như trí thông minh nhân tạo (AI).

Hiện các nhà khoa học đã phát triển “chiếc cầu lượng tử” đầu tiên, có thể liên kết nhiều máy tính lượng tử nhỏ lại với nhau. Phát hiện này mở ra tiềm năng tạo nhiều hệ thống AI mạnh hơn thông qua sự phát triển của máy tính lượng tử.

Ở các máy tính truyền thống, dữ liệu được thể hiện ở một trong 2 trạng thái- được gọi là đơn vị bit nhị phân- đó là 1 hoặc 0. Nhưng các máy tính lượng tử sử dụng các bit lượng tử, hay qubit.

Việc tính toán của một máy tính lượng tử xảy ra khi qubit tương tác với nhau, do đó để một máy tính hoạt động, cần phải có nhiều qubit.

Một trong những nguyên nhân chính tại sao các máy tính lượng tử rất khó sản xuất là do các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách đơn giản để kiểm soát hệ thống phức tạp của các qubit.

Nhưng các nhà nghiên cứu về “chiếc cầu lượng tử” mới cho biết sẽ khắc phục vấn đề này bằng cách liên kết các máy tính lượng tử nhỏ, thay vì tạo một máy tính lượng tử lớn.

“Mọi người đã tạo được máy tính lượng tử nhỏ. Có lẽ lợi ích đầu tiên sẽ không phải là một máy tính lượng tử khổng lồ riêng biệt mà là một cụm kết nối của nhiều cái nhỏ”- Ryan Camacho- nhà nghiên cứu thuộc Phòng Thí nghiệm quốc gia Sandia ở Carlsbad, California (Mỹ)- trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

HẢI HUỲNH (Nguồn: Mail Online/Science)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh