Vật liệu cảm biến mới giúp phát hiện khí độc trong 5 giây

11:09, 02/09/2016

Các nhà khoa học Nhật Bản và Mỹ vừa phát triển một loại vật liệu nhạy cảm rẻ tiền có thể tích hợp vào các mạch điện tử và cho phép điện thoại thông minh phát hiện khí độc chỉ trong tích tắc.

Các nhà khoa học Nhật Bản và Mỹ vừa phát triển một loại vật liệu nhạy cảm rẻ tiền có thể tích hợp vào các mạch điện tử và cho phép điện thoại thông minh phát hiện khí độc chỉ trong tích tắc.

 Ảnh:  metrovaartha.com
Ảnh: metrovaartha.com

Vật liệu mới ra đời sau khi các chuyên gia tại Viện Khoa học Vật liệu Quốc gia Nhật Bản và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) nhận thấy các cảm biến phát hiện khí độc hiện hành đắt đỏ, cồng kềnh và khó sử dụng nên không khả thi khi áp dụng ở các địa điểm công cộng hoặc mang trên người.

Vật liệu nhạy cảm với hóa chất của họ cấu tạo từ vô số ống nano các-bon được bao phủ bởi các polymer siêu phân tử.

Kết cấu này giúp khả năng dẫn điện của vật liệu tăng lên 3.000 lần khi nó tiếp xúc với các loại khí độc có "ái lực điện tử" (tức là ưa điện tử).

Bằng cách đưa vật liệu vào mạch điện tử trong các thẻ tích hợp công nghệ giao tiếp trường gần (NFC), nhóm nghiên cứu đã tạo ra một cảm biến khí độc có thể đọc bằng điện thoại thông minh.

"Người sử dụng có thể nhanh chóng xác định có hay không có sự hiện diện của khí độc bằng cách đưa điện thoại tương thích NFC lại gần thẻ NFC, chỉ cần bảo đảm hai thiết bị kết nối với nhau" – nhóm nghiên cứu giải thích.

Công nghệ này có thể giúp điện thoại thông minh phát hiện khí độc chỉ trong 5 giây dù ở nồng độ cực thấp 10 ppm (10 phần triệu khối lượng không khí).

Theo Cần Thơ Online 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh