Cho đến nay, lưỡi con người đã được chứng minh có thể nếm các vị ngọt, mặn, cay đắng, chua và gần đây nhất là umami (chát). Umami là vị mặn kết hợp với bột ngọt.
Cho đến nay, lưỡi con người đã được chứng minh có thể nếm các vị ngọt, mặn, cay đắng, chua và gần đây nhất là umami (chát). Umami là vị mặn kết hợp với bột ngọt.
Nhưng hiện các nhà khoa học cho thấy, có một vị thứ 6- vị “tinh bột” kết hợp với carbohydrates như khoai tây, bánh mì hay mì ống.
Juyun Lim và một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc ĐH bang Oregon cho các tình nguyện viên ăn một hỗn hợp các giải pháp carbohydrate, những người xác định được vị “tinh bột” trong các giải pháp có chứa cả chuỗi carbohydrate dài và ngắn.
Điều này cho thấy rằng, lưỡi có thể xác định carbohydrate trước khi chúng được chuyển thành đường.
Juyun nói với New Scientist: “Người Châu Á sẽ nói nó giống gạo, trong khi người da trắng mô tả nó như bánh mì hoặc giống như mì ống. Nó giống như ăn bột”.
Theo đó, carbohydrate đã kích hoạt vùng não mà không hề bị ảnh hưởng bởi chất làm ngọt nhân tạo, ngay cả khi con người chỉ nếm mà không nhai hay nuốt chúng.
TS. Nicholas Gant- ĐH Auckland (New Zealand) cho biết: “Miệng là cơ quan cảm giác nhạy cảm hơn chúng ta nghĩ. Lưỡi ở trong miệng có thể phân biệt được carbohydrate và chất làm ngọt nhân tạo, ngay cả khi chúng có hương vị giống nhau”.
Nghiên cứu trước đây chỉ ra ở một số loài gặm nhấm có thể phân biệt được các loại đường cùng mật độ năng lượng khác nhau trong thực phẩm. Do đó, một khả năng tương tự rất có thể được đề xuất ở con người.
HẢI HUỲNH (Nguồn: Express.co.uk)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin