Một nhóm các nhà khoa học thuộc ĐH Stanford (Mỹ) vừa phát minh ra một loại nguyên liệu dệt mới làm từ nhựa polyethylene có thể giúp người mặc làm mát cơ thể khoảng 40F (2,30C).
Một nhóm các nhà khoa học thuộc ĐH Stanford (Mỹ) vừa phát minh ra một loại nguyên liệu dệt mới làm từ nhựa polyethylene có thể giúp người mặc làm mát cơ thể khoảng 40F (2,30C).
Nhiệt độ bình thường cơ thể con người là khoảng 340C, sẽ phát ra một bức xạ hồng ngoại trung bình trong dải bước sóng một phần chồng lấp qua quang phổ ánh sáng nhìn thấy, nghĩa là bất cứ loại vải sợi nào có thể che ánh sáng nhìn thấy cũng có thể lấy sức nóng cơ thể.
Vật liệu dệt quần áo này cho phép nhiệt độ cơ thể thoát ra ngoài trong khi ngăn chặn ánh sáng và nhiệt thâm nhập nên có thể giúp giữ cho người mặc mát ở vùng khí hậu nóng không có điều hòa không khí.
Vật liệu mới- gọi là nanoPE- được làm bằng một loại màng dính đặc biệt có các lỗ siêu nhỏ, nhỏ hơn 100 lần so sợi tóc người, cho phép ánh sáng hồng ngoại đi qua, nhưng cũng cho phép ánh sáng nhìn thấy đi qua. Vật liệu này cũng cho phép mồ hôi bốc hơi qua vật liệu.
Hiện nay, loại vải bông cotton chỉ cho phép 1,5% sóng hồng ngoại đi qua nhưng vật liệu mới cho phép 96%, làm cho người mặc cảm thấy mát ở nhiệt độ gần 2,30C, mát hơn so với mặc quần áo cotton
bình thường.
Để tạo ra nguyên liệu dệt mới, các nhà khoa học sử dụng công nghệ nano, lượng tử ánh sáng và hóa học để chuyển đổi nhựa polyethylene thành vật liệu không trong suốt với loại ánh sáng nhìn thấy, cho phép bức xạ nhiệt, hơi nước và không khí đi qua.
Vật liệu polyethylene thông thường không cho nước thấm qua, có thể nhìn xuyên thấu nên không thể làm quần áo. Để giải quyết vấn đề này, nhóm nghiên cứu tìm thấy một biến thể đặc biệt của polyethylene mờ đục dưới ánh sáng thường nhưng trong suốt đối với bức xạ hồng ngoại. Họ xử lý vật liệu với một loại hóa chất, giúp hơi nước thoát ra khỏi các lỗ cực nhỏ trong nhựa giống như sợi tự nhiên.
Sau đó, các nhà khoa học tạo ra một loại vải gồm 3 lớp, trong đó có một lớp là mắt lưới sợi bông để làm tăng độ bền và độ dày.
GS. Shanhui Fan cho biết, kết quả nghiên cứu mở ra hướng đi mới để làm mát và sưởi ấm nhiều thứ mà không cần sử dụng năng lượng bên ngoài, bằng cách điều chỉnh vật liệu nhằm giữ lại hoặc giải phóng bức xạ hồng ngoại.
HẢI HUỲNH (Nguồn: The Telegraph/Science)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin