Để thay thế các loại bao bì bằng nylon khó phân hủy và gây ô nhiễm môi trường, một kỹ sư người Mỹ tên là Paul Tasner mới đây đã chế tạo thành công loại bao bì có tên là Karta Pack, có thể dễ dàng phân hủy trong đất.
Để thay thế các loại bao bì bằng nylon khó phân hủy và gây ô nhiễm môi trường, một kỹ sư người Mỹ tên là Paul Tasner mới đây đã chế tạo thành công loại bao bì có tên là Karta Pack, có thể dễ dàng phân hủy trong đất.
Kỹ sư Paul Tasner - tác giả của loại bao bì có thể tự phân hủy. |
Ông Tasner cho biết Karta Pack là loại bao bì có cùng chất lượng như các loại túi nylon khác, song có kết cấu không bền vững về phương diện sinh học nên có thể dễ phân hủy.
Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất loại sản phẩm này là bột giấy từ các loại giấy báo và bìa tái chế, vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa thân thiện với môi trường.
Ngoài ra, Karta Pack còn được sản xuất với nhiều hình dáng và mẫu mã hấp dẫn, có màu sắc, tạo ra cảm giác thú vị cho người sử dụng.
Hiện công ty của ông Tasner có 6 đối tác tại 5 nước trên các châu lục khác nhau và các công ty này đều chỉ sử dụng những nguyên liệu sinh học địa phương để sản xuất bao bì. Ông cho biết, các đối tác tại Trung Quốc sử dụng tre và bã mía, trong khi các đối tác tại Canada lại dùng rơm, lúa mì và các chất liệu khác nữa để sản xuất bao bì.
Theo Tổ chức nghiên cứu biển Algalita, mỗi người Mỹ trung bình một năm vứt bỏ khoảng 85 kg bao bì đựng thực phẩm bằng nhựa và phần lớn chúng trôi ra biển, chôn dưới đất và không phân hủy được, gây ra những vấn đề rất nghiêm trọng về môi trường. Bao bì tự phân hủy hiện được coi là giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện môi trường sống mà vẫn bảo đảm nhu cầu sử dụng của con người.
Theo TTXVN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin