Phát triển thành công giống cam sành không hạt

08:07, 09/07/2016

Đề tài do TS. Võ Hữu Thoại- Viện Cây ăn quả miền Nam làm chủ nhiệm, phối hợp thực hiện với Công ty Tư vấn và Phát triển nghề vườn- CIHOD- Viện Cây ăn quả miền Nam; Sở Nông nghiệp- PTNT tỉnh Vĩnh Long; Trạm Bảo vệ thực vật huyện Cái Bè (Tiền Giang).

 

Mô hình trồng giống cam sành không hạt LĐ 6 tại huyện Chợ Gạo- Tiền Giang.
Mô hình trồng giống cam sành không hạt LĐ 6 tại huyện Chợ Gạo- Tiền Giang.

Đề tài do TS. Võ Hữu Thoại- Viện Cây ăn quả miền Nam làm chủ nhiệm, phối hợp thực hiện với Công ty Tư vấn và Phát triển nghề vườn- CIHOD- Viện Cây ăn quả miền Nam; Sở Nông nghiệp- PTNT tỉnh Vĩnh Long; Trạm Bảo vệ thực vật huyện Cái Bè (Tiền Giang).

Qua đó, đã sản xuất thử và phát triển giống cam sành không hạt LĐ 6 theo hướng VietGAP tại các tỉnh vùng ĐBSCL.

Nhóm tác giả đã triển khai và ứng dụng thành công mô hình cam sành đạt chứng nhận VietGAP với quy mô 7- 9ha, năng suất đạt 10- 15 tấn/ha (năm thứ 3), chất lượng tốt. Năng suất trung bình cây ở năm thứ 3 là 14 kg/cây và đạt các chỉ tiêu về chất lượng.

Thịt quả có màu vàng cam, vị ngọt chua, độ brix 7,5- 8,0%, tỷ lệ nước quả 40- 42%, số hạt/quả là 0- 3 hạt, trọng lượng quả trung bình khoảng 250g/quả.

Quy trình trồng và chăm sóc cây cam sành không hạt LĐ 6 theo hướng VietGAP được bổ sung biện pháp tỉa cành tạo tán, phân bón vô cơ và hữu cơ, phương pháp quét thuốc lưu dẫn phòng bệnh vàng lá Greening.

Đồng thời quy trình này cũng được xác định thành phần sâu bệnh hại và thành phần vi sinh vật có lợi trên vườn cây cam sành không hạt để áp dụng các biện pháp phòng trừ có hiệu quả hơn trong sản xuất, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm theo hướng GAP.

Đã có 90.000 cây cam sành giống được sản xuất qua 4 năm thực hiện dự án. Cây giống đạt tiêu chuẩn trồng và giá thành cao so với giá thị trường. Đề tài đã được tổ chức Hội đồng nghiệm thu thông qua vào ngày 9/6/2016.

PV

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh